Video khu Lăng mộ Đức Thủy tổ
Đức Thủy tổ dòng họ Nguyễn Duy, tên húy là Nguyễn Duy Thuần, hậu cải Nguyễn Duy Hòa - tự Dy Lượng - hiệu Ngạn Khê tiên sinh. Đức Thủy tổ sinh năm Bính Thìn (1496) triều Lê Thánh Tông, trong một gia đình có truyền thống nhiều đời khoa bảng. Vốn thiên tính thông minh, ham học, Đức Thủy tổ sớm tinh thông binh thư, lý số, văn chương nức tiếng một thời. Năm Ất Mùi (1535) triều Mạc; Đức Thủy tổ cùng Nguyễn Bỉnh Khiêm dự kỳ thi đình. Trong kỳ thi này Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên được phong Thái phó Trình Tuyên Hầu. Đức Thủy tổ Nguyễn Duy Hoà đỗ Hoàng giáp, được bổ chức quan Quang lộc tự Khanh tại triều, năm đó Người 40 tuổi.
Với tài thao lược binh thư, văn võ kiêm toàn, năm 1538, Đức Tổ được Vua Mạc Đăng Doanh tin dùng, giao trọng trách lên trấn thủ đạo Ninh Sóc (gồm Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên ngày nay), thủ phủ tại Cao Bằng. Nhà Vua đã tặng Người bài thơ, trong đó có câu: “Vạn lý dư đồ nãi nhất Khanh”. Dịch là: Nước non muôn dặm trông cậy cả ở Khanh. Tại đây Đức Thủy tổ đã cùng các quan địa phương mở mang giáo hoá cho dân, động viên bà con các dân tộc đùm bọc lẫn nhau. Đời sống của đồng bào ở Đạo Ninh Sóc luôn được bình yên, ấm áp tình người.
Sau nhiều năm tham chính trốn quan trường, trung thần không thờ hai Vua, Đức Thủy tổ cáo quan về quê mở trường dạy học, mở mang dân trí. Với 27 năm dạy học, học trò của Người rất đông ở khắp nơi trong vùng, nhiều người đã đỗ khoa bảng ra làm quan và làm lên nghiệp lớn. Đức Thủy tổ vẫn sống một cuộc đời thanh liêm cho đến tận cuối đời. Người tạ thế ngày 30 tháng 7 năm Đinh Sửu (tức ngày 13/8/1577) tại quê nhà, hưởng thọ 82 tuổi. Người ra đi, tài sản để lại chẳng có gì, ngoài tủ sách đầy ắp những pho kinh sử. Tang lễ của Người được tổ chức theo nghi thức của bậc các quan đại thần quá cố thời ấy; an táng tại "Sài Liên Xứ", tức Đồng Rưa ngày nay.
Ngày Giỗ tổ dòng họ Nguyễn Duy làng Nghìn (nay là thôn Đông Linh, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), đã trở thành một trong những nét văn hoá truyền thống của dòng họ. Đây là dịp để các thế hệ trong gia đình có cơ hội tưởng nhớ công đức và tỏ lòng kính mến đối với tổ tiên đã mất, đồng thời cũng là dịp để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ. Ngày giỗ tổ mang một ý nghĩa không thể thay thế trong sự phát triển văn hoá xã hội người Việt nhờ vào tác động gắn kết thành viên trong dòng họ và khả năng lưu giữ các giá trị văn hoá.
Chương trình Lễ Đức Thủy tổ Hoàng Giáp Nguyễn Duy Hòa – lần thứ 447 (1577-2024) được tổ chức vào ngày 29, 30 tháng 7 năm Giáp Thìn như sau:
Phần I: Nghi Lễ
I: Ngày 29/7 ÂL vào 16h00: Trưởng họ cùng đại diện các Chi trong dòng họ ra lăng mộ Đức Thủy Tổ thắp hương, mời Đức Thủy Tô về hưởng phần lễ do con cháu Dâng Lễ
II: Ngày 30/7 ÂL: Thời gian từ 8h15 - 10h40
Trước khi vào Lễ chính: Các Chi, Đại biểu con, cháu dòng họ ở quê và các nơi … lên thắp hương kính dâng lên Đức Thủy tổ.
2.1. MC- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
2.2. Trưởng họ lên dâng hương, lễ cáo Đức Thủy Tổ
- Đại diện Chi trưởng họ Nguyễn Duy làng Nghìn - Thỉnh chuông
- Đại diện Chi thứ họ Nguyễn Duy làng Nghìn - Đánh trống
2.3. Trưởng họ Đọc Văn tế ĐứcThuỷ Tổ
2.4. Đoàn Đại biểu con cháu các Chi lên thắp hương
- Trưởng họ Nguyễn Duy làng Sài, An Quý, Quỳnh Phụ, Thái Bình
- Trưởng họ Nguyễn Duy làng Nghìn, An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình
- Trưởng chi thứ họ Nguyễn Duy làng Nghìn, An Bài, Quỳnh phụ, Thái Bình
2.5. Đại diện Chi cả họ Nguyễn Duy làng Nghìn - Đọc tóm tắt Thân thế, sự nghiệp của Đức Thuỷ Tổ
Phần II: Họp họ
1. Chủ trì: Trưởng họ Nguyễn Duy làng Nghìn
2. Nội dung chính:
2.1. Trưởng ban xây dựng kiến thiết báo cáo:
- Công việc đã làm trong năm qua
- Công tác tài chính thu, chi trong năm
2.2. Các thành viên trong họ cho ý kiến cụ thể sau
- Phương hướng công việc của họ trong năm tới
- Phương hướng công việc của họ trong những năm tiếp theo
Phần III: Thụ lộc
Sau khi tiến hành xong hết các nghi lễ cúng, lễ vật sẽ được “hạ” xuống để tất cả con cháu quây quần cùng ăn, gọi là “thụ lộc”.
Nội dung chuẩn bị
+ Mời Chi họ Nguyễn Duy làng Sài: Trưởng họ Nguyễn Duy làng Nghìn
+ Lập Danh sách người thụ lộc:
- Chi cụ Nguyễn Duy Tân: ông Nguyễn Duy Giang
- Chi cụ Nguyễn Duy Trạch: ông Nguyễn Duy Kha
1. Ban khánh tiết:
Người phụ trách chính: Ông Nguyễn Duy Nhân
+ Sắp Lễ chiều ngày 29/7 ÂL ra mộ Đức Thủy Tổ tế cáo
+ Sắp Lễ trong nhà thờ tổ để thục hiện Lễ chính ngày 30/7 ÂL
- Mân ngũ quả
- Đồ cúng lễ (Sôi gà, giấy tiền, nhang, nến.........)
+ Khánh tiết
- Biển căng trước nhà thờ:
Lễ Giỗ Đức Thủy Tổ
Hoàng Giáp Nguyễn Duy Hòa, lần thứ 447 (1577 - 2024)
Làng Nghìn, ngày 29, 30 tháng 7 năm Giáp Thìn
- Văn tế Đức Thủy tổ
- Thân thế và sự nghiệp của Đức Thủy tổ
- Loa đài, MC dẫn chương trình
- Thợ kèn, trống
2. Ban hậu cần:
Người phụ trách chính : Ông Nguyễn Duy Ngừng
- Tổng hợp số lượng người tham dự (Danh sách do các Chi, ngành)
- Nên thực đơn, số lượng mân
- Dự trù và thực hiện mua thực phẩm
- Dự trù thuê bàn, ghế, mân, bát, ánh sáng, quạt
- Bố trí người phục vụ: Trước, trong và sau khi thụ lộc
Một số nội dung công việc cần làm trong những năm tới
1. Để Dòng họ Nguyễn Duy làng Nghìn trường tồn và phát triển cường thịnh mọi người trong dòng họ phải động viên, khuyến khích con cháu không ngừng phấn đấu học tập tốt, lao động sáng tạo, thực hành tiết kiệm chống lãng phí vì vây phải xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài.
2. Nên xây dựng nhà sách mang tên “Nhà sách Nguyễn Duy Hòa” để con cháu nâng cao tri thức, tầm nhìn ra thế giới bên ngoài; ngoài ra là nơi sắp Lễ trong những ngày trọng đại của dòng họ.
3. Dựng bia đá:
- Mặt trước bia ghi tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Đức Thủy Tổ
- Mặt sau bia ghi những cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng nhà thờ tổ
4. Nâng cấp khu mộ phát tích dòng họ Nguyễn Duy làng Nghìn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm
Ý kiến bạn đọc