I. Tuyến đường: 06 tuyến
1. Đoạn Quốc lộ 10:
- Chiều dài: 2.790 (m); Chiều rộng: 24 (m); Địa điểm: Tổ Cầu Nghìn và tổ Tư Mội; Điểm đầu: Km58+140; Điểm cuối: Km 60+930;
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Trân Hưng Đạo
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Trần Hung Đạo (1226 - 1300): Tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước Hưng Đạo Vưong nên thường gọi là Trần Hung Đạo; là con An Sinh Vương Trần Liễu. Ông sinh tại ấp A Sào, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ. Trần Hung Đạo là một vị anh hùng dân tộc, một nhà quân sự thiên tài; đã ba lần lãnh đạo quân và dân ta chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược vào các năm 1258, 1285, 1288. Ông được phong Quốc công Tiết chế; là tác giả của Hịch tướng sĩ, một áng “thiên cổ hùng văn” và hai tác phẩm quân sự là Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
2. Đường Trung tâm:
- Chiều dài: 10400 (m); Chiều rộng: 26 (m); Địa điểm: Tổ 6 và tổ 8; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10 (Tổ 4); Điểm cuối: Quán Bà Đãi (đi An Thanh);
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Phạm Bôi
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Phạm Bôi (1397 - 1471): Quê xã Đông Địa Linh, nay là thôn Dục linh (xã An Ninh) và Đông Linh (thị trấn An Bài), huyện Quỳnh Phụ. Vì ông được mang quốc tính nên sử ghi là Lê Bôi. Từ nhỏ đã nổi tiếng học giỏi và thích võ nghệ. Ông là một trong 18 người dự hội thề Lũng Nhai (1416). Từng tham gia đánh thành Khâu Ôn (1426), chặn vện binh giặc ở cửa ải Pha Lũy (1427). Được thăng Thiếu úy, lại được ban lọng vàng. Thuận Thiên năm thứ 2 (1429), sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi ban hiển ngạch công thần cho 93 người, Lê Bôi được phong Huyện hầu, tên ông đứng trước 45 người khác. Năm 1437, làm Đông đạo hành tổng quản. Lê Thái Tông mất, ông cùng một số đại thần được giao nhận di mệnh đưa Hoàng tử Bang Cơ lên ngôi (tức vua Lê Nhân Tông). Thời vua Lê Nhân Tông, ông được phong Nhập nối kiểm hiệu Thái Bảo và được sai đi đánh giặc Chiêm. Sau lần ấy ông bị bệnh. Năm 1449, ông vào triều, được vua ban 20 quan tiền và ghi rõ: “Bôi là công thần khai quốc bị trúng phong đã lâu, đến đây bệnh hơi bớt, vào chầu cho nên được ban ơn riêng”. Khi ông mất, dân xã Đông Địa Linh tôn ông và các tùy tướng của ông làm Thành hoàng.
3. Đường Đông Linh 1 (Đường chính):
- Chiều dài: 895 (m); Chiều rộng: 10 (m); Địa điểm: Tổ 1 và tổ 3; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10; Điểm cuối: Cống Đồng Mái (xã An Ninh);
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Nguyễn Duy Hòa
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Nguyễn Duy Hòa (tk. XVI): Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Àt Mùi, Mạc Đại Chính thứ 6 (1535), đồng khoa và sau Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Kiêm hai bậc; quê xã Đông Địa Linh (nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Nguyễn Duy Hòa được bổ vào Hàn lâm viện, sau vua Mạc giao ông làm Tổng binh Thiêm sự kiêm Trấn thủ Cao Bằng, hàm Quang Lộc Tự khanh. Ở Cao Bằng, Nguyễn Duy Hòa dã cùng em là Nguyễn Quý Lương (đốc học Cao Bằng), lo liệu bố phòng biên giới, mở mang giáo hóa cho dân, xây dựng Cao Bằng thành điểm tựa vững mạnh của nhà Mạc, nhờ đó mà khi bị mất Thăng Long, nhà Mạc còn trấn giữ Cao Bằng được gần 70 năm. Nguyễn Duy Hòa mất tại Cao Bằng, vua Mạc gia ban cho ông mỹ tự Đại phu.
4. Đường Lý Xá:
- Chiều dài: 986 (m); Chiều rộng: 5,5 (m); Địa điểm: Tổ 10 và tổ 11; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10; Điểm cuối: Cầu Lý Xá (xã An Thanh);
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Lý Xá
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Lý Xá là tên một làng xã cổ của tổng Dục Linh; nay thuộc thị trấn An Bài giáp với xã An Thanh. Tổng Dục Linh cổ có 8 xã: An Bài, An Giang Phường, Dục Linh, Đông Linh, Lý Xá, Phong Xá, Phụ Dực phố, Thanh Mai.
5. Đường ĐH.72:
- Chiều dài: 806 (m); Chiều rộng: 7,0-15 (m); Địa điểm: Tổ Tư Môi, tổ 5 và tổ 4; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10 (Ngã Tư môi); Điểm cuối: Cống Gạch (giáp địa phận xã An Ninh)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Phạm Như Trinh
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Phạm Như Trinh (tk.XV): Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Ông còn có tên là Phạm Trinh, quê làng Mai Xá, nay là thôn Phong Xá, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ. Được bổ vào Viện Hàn lâm làm Hiệu lý, thăng đến Thiêm đô ngự sử. Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông cáo quan về dạy học, mất tại quê nhà. Thời Lê Trung Hưng phong ông là công thần. Ông nổi tiếng về thơ - trước ông, thời Trần Hồ, ở vùng này đã có nhà thơ Phạm Nhữ Dực nên dân gian có câu: “ Văn chương Mai Xá - đục đá Quốc Oai”, là do có những người nổi tiếng như ông.
6. Đường ĐH.72:
- Chiều dài: 1.520 (m); Chiều rộng: 7,5-15 (m); Địa điểm: Tổ Tư Môi, tổ 7 tổ 8 và tổ 9; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10; Điểm cuối: Cầu Đống Ba (đường số 2)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Đỗ Nhân An
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Đỗ Nhân An (tk.XVI): Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuấn thân khoa Giáp Thìn, Mạc Quảng Hòa năm thứ 4 (1544). Ông quê làng An Bài, nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ. Là thế hệ thứ 4 họ Đỗ làng An Bài đỗ đại khoa. Được bố chức Tham nghị Dương Kinh (gồm Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình nay). Hon một năm sau, chuyển về làm Bí thư các, rồi thăng đến chức Lễ bộ Tả Thị lang (1571). ông đã nhiều lần được giao việc chọn đề thi, chấm quyển, xét chọn lấy đỗ nhũng người thực tài. Năm 1580, sung vào đoàn sứ bộ sang Trung Quốc...Cuối đời, ông mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò ông nhiều người thành đạt, trong đó có ba con trai ông (dỗ Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ).
II. Tuyến phố: 11 tuyến
1. Đường ĐH.72:
- Chiều dài: 350 (m); Chiều rộng: 7,5 (m); Địa điểm: Tổ Tư Môi, tổ 6 và tổ 7; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10 (Ngã Tư Môi); Điểm cuối: Điểm giao cắt với đường ĐH.72 (Ông Cứ)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Vĩnh Trà
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Vĩnh Trà: Là tên viết tắt của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh kết nghĩa với tỉnh Thái Bình trong thời Vĩnh Trà kỳ đất nước chưa thống nhất. Vĩnh Trà được đặt tên cho chợ của xã An Bài từ thời đó. Hiện nay, chợ Vĩnh Trà nằm trên khu phố này đã được xây dựng lại nhưng vẫn lấy tên cũ.
2. Đường Trung tâm:
- Chiều dài: 500 (m); Chiều rộng: 12-26 (m); Địa điểm: Tổ 4 và tổ 5; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10; Điểm cuối: Điểm giao cắt với đường ĐH.72
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Đỗ Toại
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Đỗ Toại (chưa rõ năm sinh - 1505): Đệ nghị giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) đời Lê Thánh Tông. Ông là con Hoàng giáp Đỗ Hoàn người làng An Bài, nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ. Ông tham gia vào đoàn sứ bộ sang nhà Minh báo tang việc vua Lê Thánh Tông qua đời, khi về được thăng Tả Thị lang Bộ Lễ. Năm 1502, đi sứ nhà Minh lần thứ hai. Năm 1504 Lê Hiến Tông mất, ông lại được cử sang sứ nhà Minh để báo tang. Trên đường về nước ông bị bệnh và qua đời. Ông được truy phong hàm Thái Bảo và Phúc thần làng. Đỗ Toại là trường hợp ít có trong lịch sử, 10 năm làm quan, ông đã phải lãnh trách nhiệm đi sứ tới 3 lần. Ngoài công việc bang giao ông còn được vua Lê Hiến Tông tin dùng chọn đề thi trong các kỳ thi Hội.
3. Đường Đông Linh 2
- Chiều dài: 900 (m); Chiều rộng: 5,6 (m); Địa điểm: Tổ 1 và tổ 2; Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường Đông Linh 1 (Cống Bà Lầu); Điểm cuối: Cống Ông Tải
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Nguyễn Duy Hợp
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Nguyễn Duy Hợp (1744 - 1803): Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh 14 ưng thứ 33 (1772). Quê xã Đông Địa Linh (nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Nhà nghèo, ông đã phải theo giúp cha, lúc ấy vừa dạy học vừa bốc thuốc. Được giữ chức Cấp sự trung, Đông các hiệu thư, thăng Thị lang Bộ Công, rồi Bồi Tụng, tước Đông Nhạc hầu. Năm 1775, giữ chức Trấn thủ Sơn Nam. Năm 1776, Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất, ông không chống lại. Nguyễn Huệ về Nam, nội tình. Lê Trịnh lại lục dục, mâu thuẫn, ông cáo quan về nhà. Năm 1802, Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn, triệu ông tham gia đoàn sứ bộ sang nhà Thanh, bất đắc dĩ ông phải theo nhưng trên đường đi ông cáo bệnh ở lại, trở về quê nhà, ít lâu sau thì qua đời.
4. Đường Đông Linh 3
- Chiều dài: 400 (m); Chiều rộng: 5 (m); Địa điểm: Tổ 2; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10 (Bà Nhoa); Điểm cuối: Cầu Bà Thoán
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Nguyễn Duy Tâng
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Nguyễn Duy Tâng (1902-1931): Thường gọi là Ba Tâng, quê ở làng Đông Linh, An Bài, huyện Phụ Dực (nay là Thôn Đông Linh, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Cuối năm 1926, Nguyễn Duy Tâng theo học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng. Tại đây ông được giác ngộ cách mạng và được kết nạp vào “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng clứ hội”, đưọe giao nhiệm vụ vận động học sinh biểu tình đòi tự do, dân chủ học tập. Mật thám Pháp biết ông hoạt động cách mạng đã trục xuất ông khỏi ghế nhà trường. Nguyễn Duy Tâng về Đông Linh tiếp tục hoạt động. Tháng 02-1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được cử làm Bí thư Chi bộ cộng sản Đông Linh. Năm 1931, ông bị địch bắt giải về nhà lao Thái Bình và bị thực dân Pháp kết án 7 năm tù khổ sai, 10 năm quản chế; bị giam giữ tại các nhà lao: Thái Bình, Hải Phòng, Hỏa Lò. Trong nhà lao Hải Phòng, ông vẫn tiếp tục tham gia đấu tranh và đã lai sinh cùng 6 đồng chí khác trong cuộc huyết chiến giữa anh em tù chính trị với bọn cai ngục. Sự hi sinh của ông là tấm gương sáng, bất diệt và được công nhận là Cán bộ tiền Khởi nghĩa theo quyết định số 337-QĐ/TU ngày 14/02/2011 của Tỉnh ủy Thái Bình.
5. Đường Phong Xá 1 (Đường chính):
- Chiều dài: 670 (m); Chiều rộng: 7 (m); Địa điểm: Tổ 4 và tổ 1; Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường ĐH.72; Điểm cuối: Đình Đông Linh
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Nguyễn Quý Lương
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Nguyễn Quý Lương (tk. XVI): Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, Mạc Minh Đức thứ 3 (1529) đời Mạc Đăng Dung. Ồng là người Thái Bình đầu tiên đỗ đại khoa vào thời Mạc. Người xã Đông Địa Linh (nay là thôn Đông Linh, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Vua Mạc cử ông làm Giáo thụ, sau lại cử làm Tham chính Cao Bằng. Ông đã cùng anh ruột là Nguyễn Duy Hòa Tổng binh Thiêm sự Trấn thủ Cao Bằng mở mang giáo hóa vùng biên giới, được ban hàm Đại phu. Cuối đời ông nghỉ hưu và mất tại quê. Mộ phần của ông hiện vẫn còn.
6. Đường Phong Xá 2:
- Chiều dài: 690 (m); Chiều rộng: 6 (m); Địa điểm: Tổ 4 và tổ 1; Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường ĐH.72 (Cầu Phong Xá); Điểm cuối: Điểm giao cắt với đường Đông Linh 1
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Mai Xá
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Mai Xá: Xã cũ đầu thế kỷ XIX thuộc tống Địa Linh, huyện Phụ Dục, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc trấn Nam Định, 1831 thuộc tỉnh Nam Định, từ 1890 thuộc tỉnh Thái Bình). Đầu thế kỷ XX đổi là xã Phong Xá.
7. Đường Phong Xá 3:
- Chiều dài: 240 (m); Chiều rộng: 5,6 (m); Địa điểm: Tổ Tư Môi và tổ 5; Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10; Điểm cuối: Ông Lũ (Tổ 5)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Đỗ Hoàn
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Đỗ Hoàn (cuối tk.XV): Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Àt Mùi, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 6 (1475), còn có tên Đồ Duệ, quê làng An Bài, nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ. Thủa nhỏ tinh thông cả văn lẫn võ. Sau thi đỗ Cống sĩ, ông được sung vào Vũ ban,thăng dần đến chức quản quân Điện tiền cấm vệ, hầu giá vua. Năm 1470, theo Lê Thánh Tông Nam chinh dẹp giặc Chiêm Thành lấn cõi. Được thăng chức, chuyển sang làm Thị lang Bộ Công cho đến ngoài 60 tuổi thì trí sĩ. Được vua Lê Thánh Tông giao cho làm Tham chính thị trấn Sơn Nam (cả vùng Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình nay). Khi ông mất, vua phong ông làm Phúc thần làng An Bài. Đỗ Hoàn là người mở đầu khoa bảng họ Đỗ làng An Bài - một dòng họ: “Toàn tộc lục đại khoa liên đăng ngũ thế - Nhất môn tam Hoàng giáp hựu trúng tam khôi” (Một nhà 5 đời, sáu khoa thi đều có người đỗ - trong đó có 3 Hoàng giáp, 1 Thám hoa, 3 Tiến sĩ).
8. Đường Phong Xá 4:
- Chiều dài: 280 (m); Chiều rộng: 4 (m); Địa điểm: Tổ 5; Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường ĐH.72; Điểm cuối: Ông Sinh (Tổ 5)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Đỗ Cảnh
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
+ Đỗ Cảnh (chưa rõ năm sinh - 1522): Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuấn thân (Hoàng giáp) khoa Giáp Tuất, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514), đời Lê Tương Dực. Người làng An Bài, nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ. Là thế hệ thứ 3 họ Đỗ ở làng An Bài đỗ đại khoa. Được bố làm quan ở Bộ Binh, sau thăng đến Tả Thị lang Bộ Binh. Thời vua Lê Chiêu Tông (1516-1522), đi sứ nhà Minh, khi về nước được chuyến sang Tả Thị lang Bộ Lại. Mạc Đăng Dung tiếm quyền, ông hộ giá vua Chiêu Tông định chạy vào Thanh Hóa hô hào cần Vương, việc không thành ông bị Mạc Đăng Dung bắt và giết chết. Thời Lê Trung Hưng ông được phong làm Phúc thần làng An Bài.
9. Đường An Bài 1 (Đường chính):
- Chiều dài: 400 (m); Chiều rộng: 5,8 (m); Địa điểm: Tổ 6 và tổ 7; Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường ĐH.72 (Ông Đơ, tổ 6); Điểm cuối: Ông Lúng (Tổ 7)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Đỗ Diễn
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954
+ Đỗ Diễn (chưa rõ năm sinh - 1595): Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành Thứ 3 (1580). Quê làng An Bài nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ. Là con trai Tiến sĩ Đỗ Nhân An và là em Thám hoa Đỗ Cung. Giữ chức Ngự sử Đông Đạo kiêm Kinh lược sứ An Bang (vùng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh nay), tước Nghĩa Quốc công. Ông bị bắt vì phù Mạc chống Lê. Sau ông về phủ Thái Bình tập họp quân Đắc Thành từ phủ Tân Hưng sang phủ Kiến Xương, lại liên kết với Uy Quốc công, Dũng Quốc công, làm chủ cả vùng nam sông Luộc. Sau ông bị thua và chạy lên Thái Nguyên. Ngày 24 tháng 6 năm Ất Mùi, Quang Hung thứ 18 (1595), ông bị giết. Sử sách ghi nhận về ông như một tấm gương trung liệt.
10. Đường An Bài 2:
- Chiều dài: 400 (m); Chiều rộng: 5,2 (m); Địa điểm: Tổ 6, tổ 8 và tổ 9; Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường An Bài 3 (Ông Chớm); Điểm cuối: Điểm giao căt với đường ĐH.72 (Ông Linh)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Bùi Tất Năng
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954
+ Bùi Tất Năng (tk. XVI): Quê làng Dục Linh (làng Lầy), nay là thôn Dục Linh, xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ. Sớm mồ côi cha, ông phải theo mẹ đi làm thuê cuốc mướn để sinh sống. Tuy nghèo nhung có tiếng là hiền lành nên được nhiều người giúp đỡ. Sau được Đỗ Công người làng An Bài nhận làm con nuôi và đổi tên là Đỗ Kính, được cho cùng học với các con của Đỗ Công. Đỗ Kính học rất giỏi. Khoa Tân Mùi, Mạc Sùng Khang năm thứ 6 (1571), đỗ đồng Tiến sĩ được bổ nhiệm vào Viện Hàn Lâm. Năm 1581, được cử sang sứ nhà Minh, sau khi đi sứ về thấy nhà Mạc mâu thuẫn, anh em tranh giành ngôi vua, ông bỏ quan đi tu, không ai rõ ông mất ở đâu, bao giờ. Nhà Lê Trung Hưng truy phong cho ông hàm Thừa chánh sứ, cho con cháu được hưởng tước lộc.
11. Đường An Bài 3:
- Chiều dài: 1.030 (m); Chiều rộng: 6 (m); Địa điểm: Tổ 7 , tổ 6 và tổ 11; Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường ĐH.72 (Ông Chẩn); Điểm cuối: Điểm giao căt với đường Lý Xá (Đình Lý Xá)
- Dự kiến đặt tên đường, tên phố: Đỗ Cung
- Thuyết minh (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954
+ Đỗ Cung (tk. XVI): Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (Thám hoa), khoa Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành thứ 3 (1580), đời Mạc Mậu LIợp. Còn có tên Võ Ảnh, quê làng An Bài nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ. Ông là thế hệ thứ 5 họ Đỗ làng An Bài đỗ đại khoa và trong một kỳ thi, hai anh em ông người đỗ Thám hoa, người đỗ Hoàng giáp. Được bổ chức Thừa chính sứ Dương Kinh (Hải Dương), sau thăng Tế tửu Quốc Tử Giám. Thời Lê Trung Hưng ông được theo về với nhà Lê và được phong tới chức Lễ bộ Tả Thị lang. Nhung em ông là Đỗ Diễn lại phò nhà Mạc, chống nhà Lê, sợ liên lụy ông bỏ nhiệm sở đi mất tích (con cháu họ Đỗ làng An Bài thì cho ràng ông bị giết ở Kinh thành).