Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thứ hai - 20/11/2023 00:15 548 0

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt
Với người Việt Nam thì tháng 11 hàng năm là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, bởi cứ tới gần sát ngày 20 là trên khắp đất dải đất hình chữ S lại nô nức những bông hoa tươi thắm, những giai điệu lời ca vui tươi của các thế hệ học sinh, các bậc phụ huynh và toàn xã hội gửi tặng cho các thầy, cô giáo cùng toàn thể các nhân viên, cán bộ đang công tác trong ngành Giáo dục. Hôm nay chính là ngày vô cùng ý nghĩa ấy – Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nhân dịp vui này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử của ngày Nhà giáo VN và truyền thống tôn sư trọng đạo hàng ngàn năm nay của dân tộc Việt, để thêm yêu, thêm quý và biết gìn giữ những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền dạy.
Lịch sử ra đời
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế Các công đoàn giáo dục (FISE). Năm 1949, tại hội nghị ở thủ đô Ba Lan, tổ chức này xây dựng bản Hiến chương Các nhà giáo.
Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới nhất trí thông qua bản Hiến chương Các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có các nội dung chủ yếu: Đấu tranh chống lại các quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ; đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chât và tinh thần chính đáng của các nhà giáo. Hiến chương cũng quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học.
Từ ngày 26/8 đến ngày 30/8/1975, tại Warszawa - thủ đô Ba Lan - diễn ra hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Hội nghị quyết định lấy ngày 20/11/1958 là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày lễ này được tổ chức ở miền Bắc nước ta lần đầu tiên vào năm 1958 và nhiều năm sau cũng được tổ chức ở các vùng được giải phóng tại miền Nam.
Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Vậy là ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với truyền thống tôn sư trọng đạo của đất nước ta.
Ý nghĩa  Ngày Nhà giáo Việt Nam
Từ đó đến nay, đây là Ngày truyền thống của ngành giáo dục nhằm tôn vinh những người làm công tác trồng người, giáo dục, bồi dưỡng tri thức. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Ngày 20-11 cũng là dịp để các thế hệ học sinh ghi nhớ, đền đáp lại công ơn dưỡng dục của các thầy cô, là dịp để lớp lớp học trò ghi nhớ sâu sắc, gửi lòng thành biết ơn đến những con người không quản vất vả ngày đêm chèo lái con thuyền mang tên tri thức.
 Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại các hoạt động giáo dục và tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Và như đã trở thành thông lệ, vào Ngày nhà giáo Việt Nam, tất cả các trường học, tất cả các cấp từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Đại học,.. trong cả nước lại sôi nổi tổ chức các hoạt động văn nghệ, các lễ mít-tinh chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa… cùng rất nhiều hoạt động khác có ý nghĩa khác. Không quá khi có thể gọi đây là ngày hội đặc biệt quan trọng của toàn ngành giáo dục Việt Nam.
 
Trường tiểu học An Bài tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng 40 năm Ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11

Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Hằng

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay1,075
  • Tháng hiện tại47,888
  • Tổng lượt truy cập808,802
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây