3. Nguyễn Sinh Biền, giải số truyền đơn phản động cho Pháp
Công an Hà Nội đã điều tra, bắt giữ tên Nguyễn Sinh Biền vào ngày 29/4/1980 (ngay trước ngày lễ 30/4), vô hiệu hóa ý đồ của y là rải số truyền đơn phản động này.
(Tài liệu liên quan đến hoạt động Gián điệp (giải số truyền đơn phản động) của Nguyễn Sinh Biền ở Việt Nam bị công an Hà Nội thu giữ. Ảnh VOV)
Cũng trong thời kỳ này, lực lượng An ninh điều tra công an Hà Nội đã khám phá hàng chục chuyên án lớn liên quan đến gián điệp, phản động như vụ án Nguyễn Sinh Biền; Lý Nghiệp Phu; “Tu hội hy vọng”; “Đại nghĩa chính cương”… trong đó, nổi bật nhất là việc tham gia điều tra khám phá vụ án Ôn Như Hầu.
Từ việc điều tra khám phá các vụ án đó, lực lượng An ninh điều tra CATP Hà Nội đã góp phần đập tan âm mưu đảo chính lật đổ chính quyền nhân dân của thực dân Pháp cấu kết với những đối tượng phản động, tạo niềm tin tuyệt đối của người dân vào chế độ mới; đồng thời góp sức vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc, thống nhất đất nước.
4. Đỗ Thị Thu Hà, Gián điệp tại Lào thuộc CIA ở Việt Nam
Đỗ Thị Thu Hà vốn là một Việt kiều ở Lào, được CIA Hoa Kỳ tại Lào huấn luyện để dò la và thu thập các thông tin tình báo của Việt Nam, đặc biệt là thu thập các tin tức ở khu vực miền Bắc Việt Nam.
(Hồ sơ điệp viên Đỗ Thị Thu Hà, một điệp viên gián điệp cho Mỹ tại Việt Nam đã bị phát hiện từ trước và bị vô hiệu hóa khi về đến Hà Nội. Ảnh VOV).
5. Điệp viên Thái Nhữ Siêu, Gián điệp Trung Quốc ở Việt Nam
Ở Hà Nội, một người tên là Thái Nhữ Siêu, chủ bút tờ ” Tân Việt Hoa “, bị quy là làm gián điệp cho Hoa Nam Tình Báo Cục, với hành vi phát tán hình Quan Công cho các gia đình người Hoa treo, với ám chỉ ” thân ở Tào, lòng ở Hán 1.
( Hồ sơ của Phòng Bảo vệ Chính trị 3 (Sở Công an Hà Nội) về gián điệp Thái Nhữ Siêu (người Việt gốc Hoa). Bên trái và dưới là bài báo ghi lời thú tội của gián điệp này. Ảnh VOV)
(Tòa án thành phố Hà Nội xét xử tên Thái Nhữ Siêu vào tháng 7/1984. Siêu làm gián điệp cho cơ quan tình báo của nước láng giềng phương bắc, gây bất ổn chính trị và kinh tế. Ảnh VOV)
(Các số báo của tờ An ninh Thủ đô vào tháng 7/1984 đã đăng lời thú tội của gián điệp Thái Nhữ Siêu – Nguyên Phó Tổng biên tập báo Tân Việt Hoa có trụ sở tại Hà Nội).
Trước cuộc chiến Việt Nam – Trung Quốc tháng 02/1979, báo chí hai bên đã đấu khẩu kịch liệt.
Người Trung Quốc nói: Việt Nam vô ơn, hắc tâm, cấu kết với Liên Xô chống Trung Quốc.
Người Việt Nam nói: Trung Quốc âm mưu bành trướng, chuẩn bị ” đội quân thứ 5 ” là người Hoa, vốn dĩ đã nhiều đời sinh sống ở Việt Nam, làm nội gián cho Trung Quốc.
(Các phần tử người Việt gốc Hoa này bị bắt giữ sau khi gây rối tại Khách sạn Ga Hà Nội vào tháng 8/1978. Vụ gây rối diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Tây Nam và sắp nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc 2)
6. Gián điệp Trần Minh Hiến, gián điệp của Sài Gòn cũ
Khoảng thời gian 1981 cái tên Trần Minh Hiến là một trong những vụ án gián điệp nổi tiếng ở Việt Nam, cơ quan an ninh tình báo Việt Nam đã bắt một gián điệp tên Trần Minh Hiến từ Campuchia. Sau khi hỏi cung và lấy lời khai, y đã khai nhận: Hiếu là một trong số 23 tên gián điệp đã xâm nhập vào Việt Nam quan con đường Cămphuchia.
Trần Văn Hiếu khai rằng đây là số gián điệp của tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Qua lời khai của Hiếu, ta xác định toán gián diệp này do Lê Hồng Ngự làm toán trưởng đang ẩn náu ở Cần Thơ.
(Toán gián điệp biệt kích bị bắt khi xâm phạm vùng giải phóng, Thị xã Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, năm 1973. Ảnh sưu tầm minh họa (nguồn trang Đại biểu nhân dân của Quốc hội3)
Công an Kiên Giang và Công an Hậu Giang đã phối hợp tổ chức bắt giữ Lê Hồng Dự tại Cần Thơ. Qua các buổi xét hỏi, Lê Hồng Dự khai báo quá trình xâm nhập về Việt Nam và những hiểu biết của y về tổ chức phản cách mạng của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh. Những lời khai này khớp với lời khai của Trần Minh Hiếu.
Từ lời khai của các tên gián điệp bị bắt, cơ quan an ninh ta đã nhận định, đây là toán gián điệp “Minh Vương 1” của tổ chức phản động do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, được thành lập và huấn luyện ở nước ngoài và đang xâm nhập và Việt Nam để hoạt động phá hoại, lật đổ chế độ CHXHCN Việt Nam.
Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh đều là sĩ quan không quân thuộc chính quyền Sài Gòn cũ, sống lưu vong ở nước ngoài, sau ngày giải phóng miền Nam đã trở về Nước với hình thức đi du lịch nhưng chủ yếu để móc nối với những tên phản động còn ở lại, xây dựng lực lượng, nhằm chống phá cách mạng nước ta.
Trên đây là những vụ án gián điệp nổi tiếng ở Việt Nam, bao gồm Gián điệp CIA ở Việt Nam, Gián điệp Trung Quốc ở Việt Nam, và gián điệp cho Thực Dân Pháp tại Việt Nam thời kỳ chiến tranh.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc