Chiến tranh đã qua, nhưng những ký ức về nó vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Nơi đây có vô số câu chuyện, vị anh hùng, địa điểm và khu căn cứ lịch sử ghi dấu ấn về một thời kỳ hào hùng của dân tộc.
Khu di tích Lịch sử Địa Đạo Củ Chi – một phần trong cuộc chiến chống giặc của Dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Sưu tầm)
1. Tìm hiểu lịch sử Địa Đạo Củ Chi
1.1. Từ năm 1964
Nằm trên địa bàn xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, khu di tích địa đạo Củ Chi là một trong những biểu tượng kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nơi đây mang giá trị lịch sử to lớn, thu hút du khách trong và ngoài nước bởi những bí ẩn và kỳ quan ẩn sâu dưới lòng đất.
Được khởi công xây dựng từ năm 1946, địa đạo Củ Chi là hệ thống đường hầm dày đặc với tổng độ dài lên đến 250km, bao gồm 3 tầng hầm. Ban đầu, mỗi làng xây dựng hầm riêng biệt, sau đó được nối liền tạo thành mạng lưới liên hoàn, thuận lợi cho việc di chuyển, ẩn náu, chiến đấu và hỗ trợ lẫn nhau.
Địa Đạo Củ Chi được xây dựng từ 1946, hiện nay đã được công nhận là Di sản thế giới. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)
Hệ thống địa đạo được trang bị đầy đủ các công trình phụ trợ như: hố đinh, hầm chuông, bãi mìn, nhà bếp, giếng nước, kho chứa vũ khí, phòng họp, phòng ngủ… đảm bảo cho cuộc sống và chiến đấu của quân dân ta trong điều kiện chiến tranh ác liệt.
Sơ đồ Địa đạo Củ chi. (Nguồn: Sưu tầm)
Địa đạo Củ Chi là minh chứng cho tinh thần quật cường, ý chí kiên cường, không ngại hy sinh của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Nơi đây đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
1.2. Địa Đạo Củ Chi đến ngày nay
Ngày nay, địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước. Du khách đến đây không chỉ được tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống của quân dân ta trong thời kỳ chiến tranh.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo, địa đạo Củ Chi đã được công nhận là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới và lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á.
Bạn có thể di chuyển đến địa đạo Củ Chi bằng nhiều phương tiện khác nhau. (Nguồn: Sưu tầm)
Hầm Căn Cứ khi xưa vẫn còn được lưu giữ kỹ càng. (Nguồn: Sưu tầm)
(Nguồn: Sưu tầm)
Khu Tái hiện. (Nguồn: Sưu tầm)
Bom Pháo thời chiến tranh vẫn còn được giữ lại đến ngày hôm nay. (Nguồn: Sưu tầm)
Giàn bếp tại Địa đạo. (Nguồn: Sưu tầm)
Xe tăng đã cũ kĩ nhưng gợi nhớ ký ức xưa – đối với nhân dân ta vẫn đâu đó còn mãi là nỗi sợ. (Nguồn: Sưu tầm)
Toàn cảnh phía trên những di vật được giữ lại bảo tồn. (Nguồn: Sưu tầm)