Về thăm nhà Bá Kiến

Thứ năm - 01/02/2024 19:20 181 0

Về thăm nhà Bá Kiến

Cơ ngơi trăm tuổi của chánh tổng Bắc Kỳ

Nhà Bá Kiến gắn liền với truyện ngắn “Chí Phèo”. Đây cũng là ngôi nhà nổi tiếng ở làng Vũ Đại với tuổi đời hơn 100 năm.

1. Nhà Bá Kiến ở đâu? 

Nhắc đến những địa điểm du lịch Hà Nam, du khách thường nghĩ tới các điểm đến tâm linh, công trình kiến trúc hoành tráng hay danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, một trong những lựa chọn du lịch hết sức thú vị tại nơi này mà bạn không nên bỏ lỡ đó chính là thăm nhà Bá Kiến. 
Nhà Bá Kiến ở làng Vũ Đại nay thuộc địa phận của xóm 11 - thôn Nhân Hậu – Hòa Hậu – Lý Nhân – Hà Nam. Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất rộng 900m2. 
Hình ảnh nhà Bá Kiến từ ngoài cổng nhìn vào (Ảnh: Zing News)
Bá Kiến là ai? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra nếu chưa từng đọc qua tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Nhân vật có thật này là nguồn cảm hứng cho nguyên mẫu hình tượng nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo – tác phẩm văn học vô cùng nối tiếng với các thế hệ học sinh tại Việt Nam. Nếu bạn còn băn khoăn làng Vũ Đại ở đâu thì có thể hiểu là ngôi làng này nguyên mẫu có tên là làng Đại Hoàng – quê của nhà văn Nam Cao. Bởi vậy, ngôi làng này cũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của ông. 

2. Lịch sử về nhà Bá Kiến Hà Nam 

Nhà Bá Kiến làng Vũ Đại là căn nhà 3 gian được thiết kế và xây dựng theo đúng phong cách ngôi nhà truyền thống của người dân Bắc Bộ. Vật liệu chính của ngôi nhà đó là gỗ lim, bởi vậy căn nhà từng vô cùng bề thế một thời ở địa phương. 
Những thuyết minh về nhà Bá Kiến cho biết người xây dựng nên ngôi nhà là cụ Cựu Hạnh. Ông là một lái buôn nổi tiếng giàu có ở vùng Nam đồng bằng Sông Hồng. 
Theo lịch sử nhà Bá Kiến cũng như truyền miệng từ các cụ cao niên trong làng, chủ sở hữu trước đây của nhà là Bá Bính – ngụy viên Bắc Kỳ. Nhiều người thường thắc mắc Bá Kiến có thật không, thực tế, nhân vật này hoàn toàn có thật. Bá Kiến tên thật là gì? Nguyên mẫu hình tượng Bá Kiến của nhà văn Nam Cao chính là Bá Bính, tên thật là Trần Duy Bính. 
Nhà Bá Kiến Hà Nam đến nay đã trải qua 7 đời chủ. Ngay sau khi cụ Cựu Hạnh – người xây dựng ngôi nhà này qua đời, người kế thừa là cụ Xầm (con trai cụ Hạnh có tên là Trần Duy Xầm). Thế hệ kế thừa tiếp đến là Cựu Cát - con trai của cụ Xầm). Tuy nhiên, Cựu Cát là người đam mê bài bạc, ông nhiều lần vay mượn tiền của Bá Bính. Thời bấy giờ, Bá Bính là một quan to nổi tiếng khắp vùng, ngôi nhà được ông mua lại để làm nhà thờ. 
Bá Bính sở hữu ngôi nhà một thời gian thì truyền lại cho con trai là Trần Duy Tảo (Binh Tảo). Binh Tảo là người chơi bời, nghiện ngập nên đã nhiều lần mang nhà cửa đi cầm bán. Chính căn nhà này cũng được Binh Tảo rao bán, người mua là cụ Cai Hậu, căn nhà được bán với giá 4.500 đồng (tương đương với khoảng 20 cây vàng lúc bấy giờ). 
Người được kế thừa ngôi nhà này tiếp đến là ông Trần Hữu Hòa (cháu của cụ Cai Hậu). Tuy nhiên, cho đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã quyết định mua lại ngôi nhà với giá 700 triệu đồng để lưu giữ như một di tích. 
Nhà của Bá Kiến trải qua nhiều chủ nhân khác nhau, tuy nhiên đến nay ngôi nhà vẫn lưu giữ được kiến trúc nguyên sơ, cổ kính khiến cho nhiều du khách thích thú khi tham quan. 
3. Những giá trị thời gian vô giá của nhà Bá Kiến làng Vũ Đại

3.1. Nét cổ kính giai đoạn 1940 – 1945 nhà Bá Kiến 

Đến xem nhà Bá Kiến, du khách như được trở về với những hình ảnh xưa cũ bởi từng chi tiết của ngôi nhà này đều phác họa một phần của lịch sử, giai đoạn 1940 – 1945. 
Ngôi nhà này có 3 gian được thiết kế theo phong cách truyền thống của người Việt. Trong nhà có 4 hàng cột với tổng 16 cây cột gỗ lim. Từng chân cột đều được kế đá tảng – chi tiết này còn được đẽo gọt hết sức công phu. Phần mái lợp loại ngói ta, hai đầu bờ nóc được thiết kế với đấu vuông giật cấp. Bởi vậy, dù đã trải qua hơn 100 năm tuổi, ngôi nhà vẫn không có dấu hiệu dột nát. 
Vật liệu chính xây dựng nên ngôi nhà này đó chính là gỗ lim. Ngoài ra, nếu để ý chi tiết, bạn có thể thấy trên các văng, li tô, kèo đều được khắc họa hình rỗng, chữ nho. 

3.2. Hai lần nhà của Bá Kiến suýt bị “xẻ gỗ” 

Lần thứ nhất vào năm 1953, sau trận càn quét của thực dân Pháp, ngôi nhà may mắn được “cứu”. Lần thứ 2, nếu cụ Trần Thế Lễ mua được nhà sẽ đem xẻ lấy gỗ, tuy nhiên may mắn thay, một Việt Kiều đã mua lại để định cư nên vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn của ngôi nhà. 
Trước đây, nhà Bá Kiên cũng là nơi lưu giữ rất nhiều những kỷ vật đáng giá như: hoành phi, câu đối, tranh ảnh,… nhưng một số đã bị bán hoặc mọt mối theo thời gian. 

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,075
  • Tháng hiện tại47,599
  • Tổng lượt truy cập808,513
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây