Huế là cố đô cũ của Việt Nam, cũng là cái nôi của Phật giáo, được biết đến như mảnh đất thần kinh linh thiêng. Bởi vậy, Huế hội tụ rất nhiều chùa chiền nổi tiếng. Đặc biệt là chùa Thiên Mụ, nhất cổ tự xứ Huế. Chùa không chỉ là nơi để du khách bốn phương thăm viếng cầu nguyện, mà còn là nơi tuyệt đẹp để tham quan bởi cảnh quan, kiến trúc, lịch sử và cả những sự tích kỳ bí lí thú.
Chùa Thiên Mụ
Vị trí và lịch sử chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ được dựng lên uy nghi bên bờ bắc sông Hương, cách thành phố Huế 5km về phía Tây. Gắn liền với những câu chuyện lí thú, chùa được dựng lên năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa Thiên Mụ – Chùa Linh Mụ và những câu chuyện li kỳ thú vị
Gắn với tên gọi Thiên Mụ, là câu chuyện dân gian mà không ai có thể phân biệt là sự thật hay truyền thuyết. Rằng, khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào cai quản xứ Đàng Trong. Trong một lần rong đuổi vó ngựa ngược dòng sông Hương. Ông thấy ngọn đồi nhỏ bên dòng sông Hương rất đẹp. Thế đất giống như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Tìm hiểu dân tình. Chúa được người dân kể lại: Hằng đêm có một bà già mặc quần đỏ, áo lục, xuất hiện trên đỉnh đồi và nói “rồi sẽ có vị chân chúa tới, xây dựng ngôi chùa làm yên bờ cõi nước Nam”. Tự nhận mình là vị chân chúa ấy. Chúa đã cho xây dựng ngôi chùa và đặt tên là Thiên Mụ (Người đàn bà trời) nhằm tỏ lòng biết ơn người đàn bà.
Bạn đã nghe: “những cặp đôi yêu nhau, dẫn nhau lên chùa Thiên Mụ sẽ chia tay”. Bạn có tin vào điều này? Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa, khi tư tưởng “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” vẫn còn phổ biến. Một cô gái gia đình quan lại giàu có đem lòng yêu chàng trai mồ côi, nghèo đói. Bởi bị cấm cản, họ cùng nhau tới bến thuyền trước chùa Thiên Mụ tự vấn. Trớ trêu thay, chàng trai ấy chết đi, còn cô gái dạt vào bờ và được cứu. Nàng cưới một vị quan giàu có, quên đi mối tình xưa, sống cuộc đời vinh hoa phú quý. Oan hồn chàng trai dưới sông oán hận và nguyền rủa tất cả những đôi trai gái nào yêu nhau đến chùa đều tan vỡ.
Chùa Thiên Mụ hay Chùa Linh Mụ
Bạn băn khoăn, vì sao có người gọi là chùa Thiên Mụ lại có người gọi là chùa Linh Mụ. Bởi ngày xưa, Vua Tự Đức – vị vua thứ 4 của triều Nguyễn dù có 103 bà vợ nhưng không sinh được một người con nào. Vì hồi nhỏ, nhà vua từng bị bệnh đầu mùa. Tuy nhiên, Vua vẫn nghĩ chữ “Thiên” đã động chạm tới ông trời. Nên năm 1682, vua cho đổi tên thành chùa Linh Mụ (Người đàn bà linh thiêng). Nhưng đến năm 1689, vua vẫn không có con nên từ đấy chùa có 2 cái tên.
Vì sao chùa Thiên Mụ thu hút đông đảo du khách
Nếu Hà Nội có chùa Một cột thì Huế có chùa Thiên Mụ. Không phải tự nhiên, Thiên Mụ trở thành biểu tượng không chinh thức của cố đô cũ. Đó là ngôi chùa cổ được xây dựng từ hơn 400 năm trước, nổi tiếng linh thiêng bậc nhất mảnh đất thần kinh. Chùa thu hút đông đảo du khách bốn phương thăm viếng hằng ngày. Bên cạnh đó, kiến trúc, phong cảnh cũng là điều du khách quan tâm khi tham quan Thiên Mụ.
Vẻ đẹp toàn cảnh chùa Thiên Mụ
Tháp Phước Duyên cao 7 tầng, 21m. Kết hợp với dòng Hương Giang thơ mộng từ lâu đã đi vào thơ ca và cũng như suy nghĩ của du khách mỗi khi nhớ về Huế. Bên cạnh Phước Duyên, là Đại Hồng Chung với cân nặng 1 tấn. Tiếng chuông của Đại Hồng Chung có thể truyền vang tới tận những người dân sống cách đây cả 25km. Bên cạnh đó, con rùa đá cẩm thạch biểu tượng cho tuổi thọ cũng là một công trình tuyệt diệu.
Qua cổng tam quan, là điện Đại Hùng uy nghiêm, thanh tịnh, linh thiêng. Đến đây, đừng quên thắp hương cầu nguyện cho sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Sau điện Đại Hùng quý khách sẽ thoải mái trước những quang cảnh tuyệt vời. Đặc biệt, quý khách còn được chiêm ngưỡng chiếc xe của cố hòa thượng Thích Quảng Đức. Ông là vị trụ trì đầu tiên của chùa. Năm 1963, Cố hòa thượng dẫn đầu tăng nhân lái xe tự thiêu để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm.