Theo phong tục cổ truyền của người Việt chúng ta, cứ tới ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình sẽ tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời. Táo quân sẽ quyết định tới phúc - họa gia đình, giữ bình yên cho gia chủ. Do đó, phong tục tiễn ông Táo cầu mong sự no ấm đầy đủ sau đó mới tới ý nghĩa cai quản bếp núc. Vậy sự tích ông Táo về trời được kể lại như thế nào?
1. Tìm hiểu sự tích ông Táo về trời
1.1. Sự tích ông Táo về trời 1
Tích xưa kể lại rằng, ngày xưa có 2 vợ chồng rất nghèo. Người vợ quanh năm cày cấy nông nghiệp trong khi người chồng đi buôn, quanh năm biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Trong một chuyến đi xa nọ, người chống đi và sau đó bặt vô âm tín. Người vợ chờ đợi suốt 10 năm ròng. Vì nghĩ chồng đã chết, người vợ lấy chồng khác chuyên săn bắn thú rừng và có 1 đầy tớ tên là Lốc.
Một ngày kia, người chồng mới và người hầu vắng nhà, người chồng cũ đi buôn trở về và cho biết do gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ khi đó ôm chồng khóc than, dọn cơm mời ăn. Tới khi chồng mới sắp về, người phụ nữ đã đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ sau khi đi săn đã mang về được một con cầy, người chồng bảo vợ mua rượu để nhậu.
Ông Táo theo tín ngưỡng thờ cúng người Việt gồm 2 ông 1 bà. Ảnh: Internet
Sau khi người vợ ra ngoài, người chồng mới cùng đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy săn được. Người vợ về thấy chồng cũ đã chết thì thương xót khôn nguôi, nhảy theo lửa chết theo. Người chồng mới thấy vợ chết cũng đau đớn nhảy cùng. Người đầy tớ thương chủ cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
Câu chuyện về ba vợ chồng đã được Diêm Vương cảm động, ngài đã hóa cho 3 người thành ba ông bà đầu rau. Người đầy tớ này hóa thành vật hặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Ngày nay trong nhiều tranh họa Táo quân, người ta sẽ thấy có người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh 3 người.
1.2. Sự tích ông Táo về trời 2
Câu chuyện kể về vợ chồng mang tên Thị Nhi và Trọng Cao, ăn ở với nhau mặn nồng yêu thương nhau nhưng mãi không có con. Người chồng vì thế mà vô cùng dằn vặt bản thân, luôn tự trách mình. Tới một hôm, Trọng Cao kiếm cớ đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang khắp nơi gặp được Phạm Lang rồi kết thành vợ chồng. Trọng Cao sau khi bớt giận vô cùng ân hận, chàng quyết tâm đi tìm vợ về.
Trọng Cao tìm từ ngày này qua tháng khác, phải làm ăn xin bên đường để tìm vợ. Tới đúng ngày 23 tháng Chạp, Thị Nhi khi đang đốt vàng mã thì Trọng Cao tới xin ăn. Khi nhận ra chồng cũ, Thị Nhi thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi bèn nhảy vào lửa mà chết nhằm minh oan cho mình. Trọng Cao cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm Lang cũng thương nhớ vợ mà nhảy vào bếp chết cùng.
Sự tích ông Táo về trời có nhiều tích nhưng đều xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Ảnh: Internet
Ngọc Hoàng thượng đế chứng kiến cảnh tượng này vô cùng cảm động bèn phong cho 3 người làm quan. Phạm Lang trở thành Thổ Công chuyên chăm lo việc bếp, Trọng Cao là Thổ Địa chuyên trông coi việc nhà, Thị Nhi trở thành Thổ Kỳ cai quản việc chợ búa.
1.3. Sự tích ông Táo về trời 3
Chuyện xưa kể lại rằng có 2 vợ chồng quá nghèo nên đành phải bỏ nhau đi tha hương cầu thực kiếm ăn. Người vợ may mắn sau đó đã lấy được một anh chồng giàu có trong khi người chồng thành ăn xin kiếm sống qua ngày.
Vào đúng ngày 23 tháng Chạp năm ấy, người vợ đang đốt vàng mã thì có người ăn xin ăn mặc rách rước vào. Nhận ra đây chính là người chồng cũ nên động lòng thương mang tiền bạc, cơm gạo ra cho.
Người chồng mới nhìn thấy và biết chuyện đã nổi cơn ghen. Vì quá khó xử không thể giải thích nỗi oan tình, người vợ đành lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ do vẫn còn yêu vợ, nên đã tự tử theo. Người chồng mới do quá ân hận, tự trách bản thân nên cũng nhảy vào đám lửa tự vẫn.
Sự tích ông Táo thể hiện tình cảm son sắc, thủy chung trong đời sống vợ chồng. Ảnh: Internet
Trời cao cảm động bởi tình cảm sâu nặng của 3 người đã đã phong tặng 3 người làm vua bếp. Dân gian vẫn lưu truyền câu ca:
"Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà"
Cả 3 sự tích ông Táo về trời trên tuy nhân vật có sự khác nhau nhưng đều mang điểm chung là các nhân vật sống rất có nghĩa tình. Người Việt xưa nay khó có thể chấp nhận cảnh một bà hai ông. Như vậy, điều mà các sự tích nhắc tới không phải là việc sống đa thê đa phu mà là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.
2. Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo của người Việt
Theo tục lệ người Việt, vào đúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ thực hiện cúng đưa Táo Quân lên chầu trời. Táo quân sẽ báo cáo các việc làm tốt, chưa tốt của từng người trong năm để Thiên đình thưởng phạt phân minh cho con người. Bên cạnh đó, tục lệ này còn bày tỏ sự biết ơn với các vị thần linh đã quanh năm cai quản, duy trì nề nếp sinh hoạt gia đình. Đồng thời nhắc nhở mọi người cần biết quan tâm, thu vén gia đình.
Sự tích ông Táo về trời cùng tục lệ cúng ông Táo luôn hướng con người tới những điều tốt đẹp, thiện lành trong cuộc sống. Do đó, mọi người cần hiểu đúng các ý nghĩa phong tục này để ứng xử phù hợp với các văn hóa tổ tiên. Chúng vừa mang ý nghĩa tâm lý, vừa giáo dục con người cần có trách nhiệm chăm lo, vun vén hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần) cũng cần được quan tâm. Thổ Công sẽ định đoạt phúc họa gia đình nên sẽ là vị thần quan trọng nhất nhưng ông bà tổ tiên phải được tôn kính nhất. Người dân nên xếp bàn thờ tổ tiên ngự tại gian giữa, còn Thổ Công ở gian bên trái. Thổ Công được coi là vị thần Đệ nhất gia chi chủ. Mỗi khi giỗ cha mẹ, mọi thành viên đều cần khấn Thổ Công trước rồi xin phép cho cha mẹ được về hưởng lộc.
3. Phong tục thả cá chép vào ngày Táo quân về trời
Các truyền thuyết kể lại, Táo quân sẽ được ông trời phái xuống trần gian để ghi lại các việc làm tốt - xấu của con người. Cứ tới ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng bay lên Thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng để người định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Do đó, cứ tới ngày này, người Việt lại thực hiện tục lệ cúng cá chép. Người dân sẽ chuẩn bị môi đôi hoặc thường là 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước đi kèm với các đồ lễ khác. Sau khi thực hiện lễ cúng xong, gia chủ sẽ thả cá chép tại sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.
Cá chép chính là phương tiện tiễn ông Táo lên chầu trời. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, trong tâm thức của người Việt bấy lâu nay, hình ảnh "cá vượt Vũ môn" hay "Cá chép hóa rồng" còn có ý nghĩa của sự thăng hoa. Chúng chính là biểu tượng cho tinh thần bền bỉ, kiên cường chinh phục tri thức đi tới thành công của con người. Hình ảnh này như một biểu tượng đẹp cho nhân cách thanh cao hoặc hướng con người tới kết quả tốt đẹp. Việc phóng sinh cá chép không chỉ mang nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện đức tính từ bi quý báu của người Việt Nam.
4. Ông Táo không chỉ ở Việt Nam và cũng không chỉ cưỡi cá chép
Không chỉ tại Việt Nam, ông Táo cũng được nhiều quốc gia trên thế giới thờ cúng là Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,... Tại các quốc gia này, ngày 23 tháng Chạp người dân đều thực hiện phong tục cúng đưa ông Táo về trời tương tự như tại Việt Nam.
Tuy nhiên tùy sự tích ông Táo về trời của mỗi nước mà phương tiện đi lại của các Táo Quân có sự khác biệt. Người Việt Nam quan niệm cá chép vàng chính là loài cá thần tiên trước đây vốn sống trên Thiên Đình. Do vi phạm lỗi nên bị đày xuống trần gian. Vào thời điểm 23 tháng Chạp hàng năm tại Việt Nam ông Táo sẽ cưỡi cá chép để về trời.
Nhiều nước, nhiều địa phương cúng Táo quân bằng ngựa giấy. Ảnh: Internet
Tuy nhiên tại các vùng miền Việt Nam hoặc Đài Loan, Trung Quốc lại cho rằng Táo quân chầu trời bằng ngựa. Do đó vào ngày này họ sẽ thực hiện cúng cùng ngựa giấy thay vì tục thả cá chép.
5. Mâm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo
Mâm lễ cúng tiễn ông Táo sẽ bao gồm 1 bộ mã ông Công và 3 bộ mã ông Táo. Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ hương, quả, cau, mâm cỗ đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến…
Thông thường, lễ cúng ông Táo sẽ được thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Nhiều gia đình lựa chọn cúng ông Công ông Táo trước vào thời gian trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp đều được. Tuy nhiên không được cung sau 12 giờ trưa bởi đây là giờ ông Táo lên trời nên không nhận được đồ cúng.
Đồ lễ cúng Táo quân có sự khác biệt theo từng vùng miền. Ảnh: Internet
Theo sự tích ông Táo về trời, lễ cúng sẽ bao gồm một bộ mã ông Công và 3 bộ mã ông Táo, hoa, quả, cau, trầu,... nhất là không thể thiếu cá chép. Một số gia đình mua cá chép giấy để đốt với ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, trở thành phương tiện di chuyển thuận tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.
6. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo tránh mất tài lộc
Khi thực hiện tiễn ông Táo về trời trong ngày 23 tháng Chạp, gia chủ cần lưu ý những kiêng kỵ nhất định khi làm lễ cúng. Chính sự chuẩn bị chu đáo thủ tục cúng ông Táo đầy đủ sẽ mang tới tài lộc, may mắn của cả gia đình trong năm mới 2020.
6.1. Không đặt mâm lễ dưới bếp
Nhiều người Việt thường có quan niệm hết sức sai lầm rằng ông Công là thổ công chuyên cai quản đất đai nên cần cúng trên bàn thờ. Trong khi đó, ông Táo là vị thần cai quản bếp núc nên việc cúng ông Táo sẽ được thực hiện dưới bếp.
Các chuyên gia tâm linh nhận định, đây là 2 vị thần quan trọng trong gia đình nên cần được thờ trang nghiêm trên bàn thờ chính của gia đình. Bếp vốn là nơi nấu nướng, chúng không được vệ sinh nên tuyệt đối không dành để thờ cúng ông Công, ông Táo. Vì thế, khi cúng ngày này, các gia đình nên thực hiện tiễn ông Táo tại các khu vực nghiêm trang, sạch sẽ nhất trong nhà.
Tuyệt đối không cúng ông Táo trong bếp. Ảnh: Internet
6.2. Tránh cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ trưa
Theo sự tích ông Táo về trời cùng tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì 12 giờ trưa 23 tháng Chạp chính là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời. Do đó, các gia đình cần thực hiện lễ cúng ông Táo trước 12 giờ hàng ngày. Tùy thuộc các gia đình có thể chọn các khung giờ cúng lễ khác nhau nhưng cần trước thời gian 12 giờ này.
Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy nhận định, thời gian cúng ông Công ông Táo chầu trời đẹp nhất trong khoảng từ 9 giờ đến 11 giờ 30 phút. Khi tuần hương đầu đã cháy hết được 2/3 thì gia chủ thực hiện hóa vàng. Sau đó tiến hành thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời.
6.3. Không thả cá chép từ trên cao
Cá chép chính là linh vật biểu tượng cho thần linh, cụ thể là 2 ông Công và ông Táo. Vì thế khi thực hiện thả cá phóng sinh, gia chủ cần lưu ý tuyệt đối tránh thả từ trên cao xuống. Bởi theo quan niệm, điều này khiến cá khó sống được. Gia chủ nên thả cá ở độ cao thấp, khi thả nên thả cá chép nhẹ nhàng xuống nước.
Sau khi đã thả cá, bạn cần quan sát chúng đã bơi đi chưa hay mắc phải chướng ngại vật, rác hay chỗ nước không thể nào bơi đi được. Nên lựa chọn các địa điểm thả cá như sông, hồ. Tuyệt đối cấm kỵ việc ném cả túi ni lông xuống nước, vừa khiến cá khó sống vừa gây ô nhiễm môi trường.
6.4. Không nên cúng ông Công ông Táo đồ ăn mặn như thịt vịt, thịt chó và thịt chim
Do tính chất quan trọng trong năm nên nhiều gia đình chuẩn bị các món ăn mặn rất thịnh soạn. Tuy nhiên, khi thực hiện cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần lưu ý tránh tuyệt đối các món thịt chó, thịt vịt và thịt chim.
6.5. Không nên cầu tình duyên, cầu tài lộc
Ý nghĩa ngày đưa ông Táo về trời là đưa 2 vị thần ông Công và ông Táo về trời, báo cáo công việc trong năm của gia đình với ngọc hoàng. Khi thực hiện lễ cúng, các gia đình cần hạn chế xin tài lộc, tình duyên. Hãy báo cáo lại các điều tốt đẹp mà gia đình thực hiện được trong năm qua. Đồng thời đưa ra các mục tiêu phấn đấu trong năm mới cho cả gia đình.
Sự tích ông Táo trời được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệ nhằm nhắc nhở con cháu về phong tục ngày giáp Tết không thể thiếu được của người Việt. Tùy điều kiện gia đình, phong tục tập quán vùng miền mà lễ cúng ông Táo được thực hiện khác nhau. Tựu chung lại, chúng thể hiện nét đẹp tâm linh độc đáo của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.