ĐỨC TỔ NGUYỄN DUY TÂN (1525 - 1586)
(Nguyễn Duy Thuần → Nguyễn Duy Tân)
Đức tổ Nguyễn Duy Tân sinh năm Ất Dậu (1525) là con trai thứ hai của Đức Thủy tổ Hoàng Giáp Nguyễn Duy Hòa (Chi cả họ Nguyễn Duy làng Nghìn), không rõ thân thế, sự nghiệp cũng như phu nhân của Ngài thế nào (do Gia phả bị cháy vào cuối thời Vĩnh Hựu).
Năm 1546 Đức tổ Duy Tân cùng mẹ, anh Nguyễn Duy Riễn, em Nguyễn Duy Trạch lên Cao Bằng quần tụ cùng Đức Thủy tổ Hoàng Giáp Nguyễn Duy Hòa quan trấn thủ Cao Bằng.
Năm 1550 Đức tổ Duy Riễn hy sinh trong chiến đấu bảo vệ thủ phủ Cao Bằng, sau khi anh trai hy sinh Đức tổ Duy Tân cùng Cha và em trai về quê (lúc này Đức Thủy tổ bà đã mất), Đức tổ bà Duy Riễn xin cha ở lại Cao Bằng hương khói cho mẹ chồng và chồng.
Sau khi cùng cha về quê Đức tổ Duy Tân được cử lên làm trưởng, theo Gia phả dòng họ Nguyễn Duy “kim truyền trưởng thứ nhị chi”, con trai thứ được cử lên làm trưởng có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ và hương khói, thờ cúng tổ tiên.
Đức tổ Nguyễn Duy Tân sinh được 5 người con trai theo thứ tự là:
1- Người thứ nhất là ông Nguyễn Duy Hiền
2- Người thứ hai là ông Nguyễn Duy Tín
3- Người thứ ba là ông Nguyễn Duy Long
4 - Người thứ tư là ông Nguyễn Duy Lượng
5- Người thứ năm là ông Nguyễn Duy Năng.
Đức tổ Duy Tân tạ thế ngày 05 tháng 9 năm Bính Tuất (1586), hưởng thọ 62 tuổi, phần mộ Đức tổ an táng tại Mã cả làng Nghìn.
Hiện nay còn lại hai tài liệu lịch sử lưu danh nhiều người mang họ Nguyễn Duy sinh sống ở làng hoặc ở những làng lân cận, các vị này có nhiều đóng góp trong các hoạt động cộng đồng của địa phương, cụ thể như sau:
1- Tại Bia "Cư nhân đình bi ký" đang được lưu giữ tại đình làng, Bia được dựng năm Bính Thìn 1736 (triều Vĩnh Hựu năm thứ hai) có ghi ông Nguyễn Duy Hiền cùng 17 vị chức sắc khác trong làng bàn bạc nhất trí xây dựng mở rộng quy mô đình làng thêm một lần nữa.
2- Tại "Bài Minh" do Tiến Sỹ Đông Nhạc Hầu Nguyễn Duy Hợp soạn tháng 12 năm 1802 (Gia Long Nguyên Niên), được khắc trên Chuông chùa Bảo Quang (Bảo Quang Tự) của làng Phong Xá còn lưu danh các vị mang họ "Nguyễn Duy" là những người đã đóng góp tiền của và công sức vào công cuộc đúc Chuông chùa Bảo Quang, các vị đó là:
- Cụ Nguyễn Duy Phiên
- Cụ Nguyễn Duy Vị
- Cụ Nguyễn Duy Quý
- Cụ Nguyễn Duy Kí
- Cụ Nguyễn Duy Ngũ
- Cụ Nguyễn Duy Vũ
- Cụ Nguyễn Duy Quyền
Những vị được lưu danh trên đây rất có thể là hậu duệ của Đức tổ Nguyễn Duy Tân (Chi cả họ Nguyễn Duy làng Nghìn). Chỉ tiếc rằng không biết các vị đó trong dòng tộc ra sao.
Do hoàn cảnh lịch sử, đến nay quá trình phát triển của Chi cả họ Nguyễn Duy làng Nghìn không biết được một cách chi tiết, chỉ biết về sau có một người là ông Nguyễn Duy Tuyên đời thứ 8 sau Đức Thủy tổ Hoàng Giáp Nguyễn Duy Hòa.
Ông bà Nguyễn Duy Tuyên sinh được năm người con trai:
1- Người thứ nhất là ông Nguyễn Duy Bạng
2- Người thứ hai là ông Nguyễn Duy Phự
3- Người thứ ba là ông Nguyễn Duy Tiếu
4- Người thứ tư là ông Nguyễn Duy Châm
5- Người thứ năm là ông Nguyễn Duy Ngậm.
Năm người con của ông bà Nguyễn Duy Tuyên được xếp thành bốn phái (Phái: Là từ Chi họ tiếp tục phân chia ra thành nhiều phái).
Ông bà Nguyễn Duy Phự đời thứ 9 sau Đức Thủy tổ Hoàng Giáp Nguyễn Duy Hòa sinh ba người con trai là ông Lưới, ông Ọp và ông Sử cả ba ông đều không có con trai vì vậy không xếp thành một phái
- Phái thứ nhất: Từ đời thứ 9 cụ Nguyễn Duy Bạng đến các hậu duệ của cụ
(Nguyễn Duy Thuần → Nguyễn Duy Tân... → Nguyễn Duy Tuyên → Nguyễn Duy Bạng...)
- Phái thứ hai: Từ đời thứ 9 cụ Nguyễn Duy Tiếu đến các hậu duệ của cụ
(Nguyễn Duy Thuần → Nguyễn Duy Tân... → Nguyễn Duy Tuyên → Nguyễn Duy Tiếu...)
- Phái thứ ba: Từ đời thứ 9 cụ Nguyễn Duy Châm đến các hậu duệ của cụ
(Nguyễn Duy Thuần → Nguyễn Duy Tân... → Nguyễn Duy Tuyên → Nguyễn Duy Châm...)
- Phái thứ tư: Từ đời thứ 9 cụ Nguyễn Duy Ngậm đến các hậu duệ của cụ
(Nguyễn Duy Thuần → Nguyễn Duy Tân... → Nguyễn Duy Tuyên → Nguyễn Duy Ngậm
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm
Ý kiến bạn đọc