Ngôi mộ phát tích dòng họ Nguyễn Duy làng nghìn sau khi trùng tu

Thứ tư - 01/01/2025 19:18 71 0

Ngôi mộ phát tích dòng họ Nguyễn Duy làng nghìn sau khi trùng tu

Ngôi mộ phát tích dòng họ Nguyễn Duy làng nghìn sau khi trùng tu

NGÔI MỘ PHÁT TÍCH DÒNG HỌ NGUYỄN DUY SAU KHI TRÙNG TU 

Khánh thành Mộ phát tích, ngày 16/12/2024 (ngày 16/11 năm Giáp Thìn)

I. Truyền thuyết Mộ phát tích
Tục truyền rằng: họ Nguyễn sơ khai di cư đến lập ấp mở làng trong số đó có hai anh em, họ thường khai hoang cày cấy ở phía nam cồn cát hình con voi, về sau gọi là Mã Cả. Một dạo có ông thầy địa lý người Tầu (Trung Quốc) hay qua lại, ông thầy địa lý này luôn được hai anh em người nông dân họ Nguyễn giúp đỡ ăn uống nghỉ ngơi chu đáo, cảm kích trước tấm lòng tốt đó ông đã chọn cho hai anh em một ngôi đất (gọi là Âm phần) và dặn rằng “Mang hài cốt của cha mẹ táng vào đây”, con cháu sau này sẽ được phúc lộc bền lâu. Ngôi đất hai đầu phình to giữa thắt lại hình cái chày gồm có huyệt chính và huyệt phụ, thế đất lợi phòng thủy, âm dương hòa hợp sẽ phát lộc phát tài mãi cho con cháu đời sau. Ít năm sau người thầy địa lý người Tầu ấy lại đến, ông vẫn được hai người anh em họ Nguyễn tiếp đón niềm nở ân cần đối xử như người thân trong gia đình, lần này ông giúp gia đình cắm hướng cho nhà thờ và tặng ân nhân của mình một lời sấm truyền đó là: “Vạn tuế vô bạch đinh, vạn tuế vô thụ hình”: nghĩa là: “Đời đời con cháu không ai nghèo hèn, mọi thời thế không ai vi phạm tù tội”
Ngôi đất ấy “Âm phần” và phần mộ trải qua gần ngàn năm vẫn luôn được gọi là “Ngôi mộ phát tích” của dòng họ Nguyễn Duy hiện nay vẫn còn tồn tại khu bụng voi xứ Mã Cả làng Nghìn, con cháu truyền đời gìn giữ khói hương, nhưng tên húy và ngày mất của người dưới mộ không lưu truyền lại cho hậu thế. Đây được coi là mộ phần Đức Viễn tổ đầu tiên dòng họ Nguyễn Duy làng Nghìn hiện nay.
II. Những mốc thời gian tu sửa ngôi mộ cổ nhất - một di chỉ - mộ cụ khởi Tổ - mộ phát tích của dòng họ Nguyễn Duy tại Mả Cả xứ, làng Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
+ Năm 1961 con cháu dùng gạch vỡ trình xung quanh
+ Năm 70 của Thế kỷ XX con cháu sử dụng vôi, sỉ trình xung quanh
+ Năm 1980-1981 con cháu xây gạch chỉ xung quanh bằng mặt cỏ
+ Năm 2010 con cháu xây tường bao quanh khu mộ
+ Năm 2015 con cháu xây Lăng
+ Nhân ngày giỗ Đức thủy tổ Hoàng Giáp Nguyễn Duy Hòa lần thứ  447 (1577- 2024) toàn thể trong họ nhất trí nâng cấp ngôi mộ phát tích rộng 250 M2 bằng việc ốp đá toàn bộ ngôi mộ.
- Ngày 10/10/2024 Âm lịch bắt đầu đổ bê tông 13m3 bê tông
- Ngày 19/10/2024 Âm lịch tiến hành đặt phiến đá đầu tiên
- Ngày 20/10/2024 Âm lịch hoàn thành đặt các phiến đá cuối cùng trên mộ
- Ngày 16/11/2024 Âm lịch con cháu dòng họ Khánh thành, Lễ tạ ngôi mộ phát tích dòng họ Nguyễn Duy làng Nghìn.
- Tổng số kinh phí là 234.530.000 đồng.

MÔ HÌNH THIẾT KẾ

1. Đường kính dưới = 3220 cm; Đường kính trên = 1470 cm
2. Chiều cao toàn phần = 810; Bậc 1 = 240 cm, Bậc 2 = Bậc 3 = 220 cm

Các thành viên trong Ban vận động và Xây mộ phát tích
1- Ông Nguyễn Duy Ngừng - Chi cả Trưởng ban
2- Ông Nguyễn Duy Rằm - Chi cả Phó trưởng ban
3- Ông Nguyễn Duy Nhân - Chi thứ Phó trưởng ban
4- Ông Nguyễn Duy Lâm - Chi thứ Thư ký, thủ quỹ, kế toán
5- Ông Nguyễn Duy Kha - Trưởng Chi thứ thành viên
6- Ông Nguyễn Duy Thúy - Chi cả thành viên
7- Ông Nguyễn Duy Giang - Chi cả thành viên
8- Ông Nguyễn Duy Thái - Chi thứ thành viên
9- Ông Nguyễn Duy Phơn - Chi thứ thành viên
10- Ông Nguyễn Duy Thành - Chi thứ thành viên
11- Bà Nguyễn Thị Lượng - Chi thứ thành viên
12- Ông Nguyễn Duy Uyển - Chi thứ thành viên
13- Ông Nguyễn Duy Hân - Chi thứ thành viên
14- Ông Nguyễn Duy Dũng - Chi thứ thành viên
15- Ông Nguyễn Duy Hàn - Chi thứ thành viên.

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm

Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 4.9 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,156
  • Tổng lượt truy cập1,705,289
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây