Trương Phi: Bí ẩn con người thật khiến hậu thế vỡ lẽ

Thứ bảy - 17/08/2024 02:26 45 0

Trương Phi: Bí ẩn con người thật khiến hậu thế vỡ lẽ

Trương Phi: Bí ẩn con người thật khiến hậu thế vỡ lẽ

Sự dũng mãnh của Trương Phi đã được ghi chép rất nhiều trong sử sách. Nhưng dung mạo của ông vẫn luôn là một ẩn đố.
Tam Quốc Diễn Nghĩa (cũng thường được gọi tắt là "Tam Quốc") là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Không chỉ là một thành công nổi bật trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà những ảnh hưởng sau này của nó đến văn hóa các nước Đông Á cũng vô cùng sâu rộng.
Một trong những thành tựu lớn nhất phải kể đến là tác giả La Quán Trung đã khắc họa nổi bật hình tượng các nhân vật với kiểu đặc trưng tính cách điển hình: Một Gia Cát Lượng đa mưu túc trí, một Lưu Bị bên ngoài nhân từ bác ái nhưng bên trong vô cùng thâm sâu phức tạp, một Quan Vũ rất mực trung nghĩa nhưng cũng đầy c.ao n.gạo.
Trong lịch sử Trương Phi là đồng hương của Lưu Bị, luôn có mối quan hệ vô cùng thân thiết với cha con Lưu Bị. Trương Bào, con trai cả của Trương Phi mất sớm. Con thứ là Trương Thiệu, làm quan tới chức Thị Trung. Sau này Trương Thiệu theo hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng nước Nguỵ, được phong làm Liệt Hầu. Hai người con gái của Trương Phi đều được gả cho Lưu Thiện, con trai của Lưu Bị.
Điều thú vị là, hậu thế luôn quan tâm việc bên cạnh hình tượng hào hoa hay hiểm ác mà tác giả cố gắng xây dựng trong tiểu thuyết, nguyên mẫu nhân vật trong đời thực có giống hay không, và kể cả có sai khác thì vẫn luôn được chấp nhận.
Dù có nhiều đóng góp cho sự nghiệp của nhà Thục Hán, là một anh hùng nổi tiếng của Tam Quốc, được người đời khen ngợi, song trong cuộc sống đời thường, Trương Phi luôn được coi là một ví dụ điển hình của tính cách nóng nảy, hấp tấp, lỗ mãng (bởi thế người đời mới hay gọi "nóng như Trương Phi"). Ấn tượng này rõ ràng được tạo ra từ ảnh hưởng quá lớn của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Khi các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện và tiến hành khai quật ngôi mộ được xác định là của Trương Phi ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), những di vật được tìm thấy trong ngôi mộ đã khiến họ vô cùng kinh ngạc.

Thứ nhất, di vật trong mộ thể hiện tài năng thư pháp và học vấn đáng kinh ngạc của Trương Phi
Cụ thể, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều tác phẩm thư pháp ở đây. Trong các nghiên cứu lịch sử trước đó, có một số di vật là bản sao chữ viết của Trương Phi, nhưng so với các tác phẩm gốc trong mộ, các di vật này đương nhiên không phản ánh được bản chất của nét chữ.
Trong ngôi mộ còn có một tấm bia đá do chính Trương Phi khắc, có thể thấy được rằng nét chữ của Trương Phi vô cùng độc đáo, vừa mạnh mẽ dứt khoát, mà cái hồn toát ra từ nét chữ khó có ai bì kịp. Thậm chí, các chuyên gia đ.ánh giá rất ít người của thời kỳ Tam Quốc có trình độ thư pháp sánh ngang với tài thư pháp của Trương Phi!
Từ sự phân tích này, có thể thấy rằng nguyên mẫu đời thực Trương Phi không phải là một người lỗ mãng thô thiển, trình độ thư pháp có thể phản ánh tài năng đặc biệt của ông ta về khía cạnh học vấn. Trong xã hội xưa, người nào có thể viết chữ đẹp đều có trình độ văn hóa cao, bởi vì bất cứ ai luyện viết thư pháp đều biết đến độ khó của thư pháp cổ đại.
Dung mạo của Trương Phi
Sự dũng mãnh của Trương Phi đã được ghi chép rất nhiều trong sử sách. Nhưng dung mạo của ông vẫn luôn là một ẩn đố.
Trong cuốn "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ chép rằng: Lưu Bị "tai lớn rủ xuống vai, hai tay quá đầu gối", nói Quan Vũ là "mỹ nhiêm cung" (Người đàn ông râu đẹp). Nhưng tướng mạo của Trương Phi xưa nay vẫn không hề ghi chép lại. Hình ảnh Trương Phi trong tiểu thuyết, hý kịch "mặt đen hùng dũng" có thể chỉ là sự tưởng tượng của các nghệ thuật gia mà thôi.

Theo báo cáo khoa học kỹ thuật Bắc Kinh năm 2004, tại doanh sơn của Trương Phi thuộc Giản Dương, tỉnh Tứ Xuyên đã phát hiện ra bức tượng đá Trương Phi. Đầu bức tượng đá này hoàn toàn khác so với hình tượng Trương Phi trong tiềm thức của con người ngày nay. Bức tượng đá này cao chừng 4, 5m, rộng gần 3m, chỉ có phần đầu, không có phần thân và tứ chi. Điều kỳ lạ là vị "Trương Phi" này khuôn mặt nhân từ, tai dài, môi dày, trên mặt lại chẳng có lấy một sợi râu. Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên từng tiến hành đo đạc và giám định chuyên môn về bức tượng hình đầu người này, và nói rằng bức tượng đá này được xây dựng vào thời nhà Đường.
Đây có phải là Trương Phi không thì các chuyên gia khảo cổ vẫn chưa có kết luận. Nhưng theo truyền thuyết lâu đời tại địa phương, thì những người thợ thời Đường tạc lên vì muốn tưởng niệm "ngũ hổ thượng tướng" Trương Phi. Dù thời Đường cách thời Tam Quốc cũng khá xa xôi, nhưng đây là lần đầu tiên có sự xuất hiện dung mạo của Trương Phi. Sự xuất hiện của bức tượng đá đã khiến con người ngày nay phải thẩm tra lại dung mạo chân thực của Trương Phi trong lịch sử.
Bất ngờ thứ ba là gia cảnh xuất thân không tầm thường của ông
Văn bia trong mộ Trương Phi cũng mô tả khái quát về cuộc đời của ông. Theo ghi chép, điều kiện gia đình của Trương Phi tương đối khá giả, từ nhỏ ông đã được đọc sách, luyện thư pháp.
Khi Lưu Bị khởi binh, Trương Phi đã lấy tài sản của mình đi đầu quân cho Lưu Bị, từ quyết định này có thể thấy Trương Phi là người có khả năng chính trị nhất định.
Như vậy, khác hẳn với hình ảnh một anh hùng võ biền liều lĩnh, lỗ mãng, xuất thân bần nông được khắc họa trong các tác phẩm văn học, Trương Phi trong thực tế là một người tài năng và có tầm nhìn.
Khi các chuyên gia công bố sự thật lịch sử này, nhiều ý kiến cho rằng họ đã bị các tác phẩm nghệ thuật "lừa dối" quá lâu rồi. Rõ ràng, các phát hiện khảo cổ đã có công lao to lớn với công cuộc nhận thức sự thật lịch sử vô cùng phức tạp.

Những ghi chép sớm nhất về thư pháp của Trương Phi được ghi lại trong cuốn "Đao kiếm lục" của Đào Hoành Ảnh thời Nam Bắc triều. Trong sách ghi lại rằng khi Trương Phi bái nhận chức vị Tân đình hầu, đã tự mình dùng kiếm khắc chữ "Tân đình hầu, Thục đại tướng dã."
Cuốn "Đan Diên Tổng Lục" thời Minh cũng ghi lại rằng: "Phù Lăng có Trương Phi dùng binh khí khắc chữ. Văn tự vô cùng tinh tế, nét vẽ như bay lượn."
Tào Học Thuyên, nhà sử học thời Minh cũng ghi lại trong cuốn 28 của bộ "Thục Trung Danh Thắng Ký", rằng tại huyện Cừ, phủ Thuận Khánh có núi Bát Sơn, dưới chân núi có một hòn đá, đề rằng: "Trương Phi, tướng nhà Hán thống lĩnh hàng vạn tinh binh đ.ánh bại quân địch tại núi Bát Sơn". Như vậy là Trương Phi tự mình khắc chữ lên đó.
Năm 1961, trong cuốn "Giản lược và giai thoại về danh gia thư pháp chữ Chính Khải" do Liễu Phổ Khánh viết, cũng nói rằng, những nhà thư pháp của Trung Quốc không chỉ hạn cuộc trong giới văn nhân, trong đó cũng có không ít võ tướng, như Trương Phi, Nhạc Phi. Trong số đó những vị tướng lĩnh văn võ song toàn nhiều vô kể, như Nhan Chân Khanh, Phạm Trọng Yêm. Những tư liệu này có thể chứng minh rằng Trương Phi không chỉ viết đẹp, mà thư pháp còn vô cùng tinh xảo.
Về tài vẽ tranh của Trương Phi, cũng có những ghi chép sớm nhất trong cuốn "Thư Tuỷ Nguyên Thuyên" do Trách Nhĩ Xướng thời Minh viết, sách chép rằng Trương Phi thích vẽ mỹ nhân, giỏi vẽ cây cỏ.
Cuốn "Lịch Sử Hoạ Trinh Lục" cũng viết rằng: "Trương Phi, người Trác Châu, giỏi vẽ mỹ nhân."
Về nghệ thuật Trương Phi có những thành tựu hơn người, ngẫm ra thì ắt hẳn ông tuyệt đối không thể là kẻ thô tục hữu dũng bất tài, không thể nhẫn nhịn.
"Tam Quốc Chí" và một vài tư liệu chính sử cũng ghi lại rằng Trương Phi "chuyện nhỏ thô lỗ, trong thô có tinh, đại sự có mưu, mưu lược hơn người." Khác với Quan Vũ c.oi t.hường những người dáng vẻ Nho sinh, Trương Phi lại thích gần gũi với văn nhân nhã sĩ. Trong "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ cũng viết: "Quan Vũ thiện đãi binh lính mà kiêu ngạo với sĩ đại phu, Trương Phi kính bậc quân tử mà thương xót kẻ tiểu nhân."
Câu "Trương Phi thêu hoa, thô trung hữu tinh", ý rằng "Trương Phi thêu hoa, trong thô có sự tinh tế" bắt nguồn từ câu chuyện được lưu truyền trong dân gian như sau:
Chuyện kể rằng năm đó quân Thục chuẩn bị công phá quận Ba, Khổng Minh dẫn 15 nghìn quân cùng đi với Trương Phi.
Khu vực Tây Xuyên hào kiệt rất nhiều, chiến tướng như nước, Khổng Minh lo Trương Phi tự cho rằng mình dũng mãnh mà c.oi t.hường quân địch, làm hỏng đại sự. Nhưng Nghiêm Nhan, thái thú quận Ba dẫu t.uổi đã cao nhưng cung pháp, đao pháp vẫn vô cùng cao siêu, trước mắt chỉ có Trương Phi có thể ứng phó, nên đành phải để Trương Phi dẫn quân.
Chuyện này nên làm thế nào? Khổng Minh đắn đo suy nghĩ, cuối cùng cũng nghĩ ra được cách hay. Hôm đó, Khổng Minh cầm một chiếc kim thêu và chỉ thêu, đặt vào tay Trương Phi nói rằng: "Trương tướng quân, công phá quận Ba là một trận chiến gian khổ, hãy thả lỏng một chút, thêu hoa đi!" Trương Phi trong lòng buồn bã, nhưng một phần là vì không tiện từ chối quân sư, phần khác là ông cũng rất muốn biết trong hồ lô của Khổng Minh lần này ẩn giấu huyền cơ gì, bèn y lời mà làm!
Trên đường đội quân tiến vào quận Ba, mỗi lần Khổng Minh thấy Trương Phi trách mắng binh sĩ, tâm khí nóng nảy, Khổng Minh lại tới chỗ Trương Phi bảo ông thêu hoa. Vị "Trương Phi dũng mãnh" này đã quen cầm giáo mác, đàm luận chuyện binh đao đương nhiên là được, nhưng lại không có cách nào cầm được cây kim bé tẹo. Trương Phi mặt ủ mày chau, mặc dù trong tâm rất không cam lòng, nhưng vì thể diện, ông đành phải thêu từng đường kim mũi chỉ. Cứ như vậy, Trương Phi chưa thêu hoa xong, thì với sự vận dụng sách lược phù hợp, ông đã đ.ánh bại Nghiêm Nhan, hoàn thành nhiệm vụ quân sư giao phó.
Sau này Trương Phi nhắc lại chuyện thêu hoa với Khổng Minh, Khổng Minh bèn nói rằng: "Trương tướng quân binh đao lão luyện, chân pháp cũng hơn người, dùng trí mà thu phục được Nghiêm Nha, tiến vào chiếm cứ quận Ba, quả thực là trong thô hữu tinh, văn võ kiêm toàn!"
Thực ra Khổng Minh chỉ là mượn việc thêu hoa để Trương Phi có thể tĩnh tâm lại. Tâm có thể tĩnh, mới suy xét được cặn kẽ, chu toàn, tự nhiên ắt sẽ nghĩ được phương sách ứng chiến hay. Thêu hoa chỉ là biện pháp, khiến Trương Phi có cẩn trọng mới là mục đích.
Những gì thực sự lưu lại tiếng thơm nơi hậu thế, chỉ có thể là nội hàm tinh thần vĩnh viễn chẳng thể mai một.

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,075
  • Tháng hiện tại47,946
  • Tổng lượt truy cập808,860
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây