Ngày 12/7/2018 Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình ra Nghị quyết số 06/NQ-HĐND, đặt tên đường, tên phố thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ; Trang thông tin điện tử (website) honguyenduylangnghìn xin giới thiệu những con đường mang tên Danh nhân họ Nguyễn Duy làng Nghìn (có thuyết minh).
1. Đường Nguyễn Duy Hòa
- Chiều dài: 895 (m); Chiều rộng: 10 (m);
- Địa điểm: Tổ 1 và tổ 3;
- Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10; Điểm cuối: Cống Đồng Mái (xã An Ninh);
+ Nguyễn Duy Hòa (tk. XVI): Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Àt Mùi, Mạc Đại Chính thứ 6 (1535), đồng khoa và sau Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hai bậc; quê xã Đông Địa Linh (nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Nguyễn Duy Hòa được bổ vào Hàn lâm viện, sau vua Mạc giao ông làm Tổng binh Thiêm sự kiêm Trấn thủ Cao Bằng, hàm Quang Lộc Tự khanh. Ở Cao Bằng, Nguyễn Duy Hòa dã cùng em là Nguyễn Quý Lương (đốc học Cao Bằng), lo liệu bố phòng biên giới, mở mang giáo hóa cho dân, xây dựng Cao Bằng thành điểm tựa vững mạnh của nhà Mạc, nhờ đó mà khi bị mất Thăng Long, nhà Mạc còn trấn giữ Cao Bằng được gần 70 năm. Nguyễn Duy Hòa mất tại Cao Bằng, vua Mạc gia ban cho ông mỹ tự Đại phu.
Điểm giao nhau giữa hai con đường Nguyễn Duy Hòa và đường Nguyễn Duy Hợp (Cống Bà Lầu)
2. Đường Nguyễn Duy Hợp
- Chiều dài: 900 (m); Chiều rộng: 5,6 (m);
- Địa điểm: Tổ 1 và tổ 2;
- Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường Nguyễn Duy Hòa (Cống Bà Lầu); Điểm cuối: Cống Ông Tải
+ Nguyễn Duy Hợp (1744 - 1803): Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh 14 ưng thứ 33 (1772). Quê xã Đông Địa Linh (nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Nhà nghèo, ông đã phải theo giúp cha, lúc ấy vừa dạy học vừa bốc thuốc. Được giữ chức Cấp sự trung, Đông các hiệu thư, thăng Thị lang Bộ Công, rồi Bồi Tụng, tước Đông Nhạc hầu. Năm 1775, giữ chức Trấn thủ Sơn Nam. Năm 1776, Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất, ông không chống lại. Nguyễn Huệ về Nam, nội tình. Lê Trịnh lại lục dục, mâu thuẫn, ông cáo quan về nhà. Năm 1802, Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn, triệu ông tham gia đoàn sứ bộ sang nhà Thanh, bất đắc dĩ ông phải theo nhưng trên đường đi ông cáo bệnh ở lại, trở về quê nhà, ít lâu sau thì qua đời.
3. Đường Nguyễn Duy Tâng
- Chiều dài: 400 (m); Chiều rộng: 5 (m);
- Địa điểm: Tổ 2;
- Điểm đầu: Điểm giao cắt với Quốc lộ 10 (Bà Nhoa); Điểm cuối: Cầu Bà Thoán
+ Nguyễn Duy Tâng (1902-1931): Thường gọi là Ba Tâng, quê ở làng Đông Linh, An Bài, huyện Phụ Dực (nay là Thôn Đông Linh, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Cuối năm 1926, Nguyễn Duy Tâng theo học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng. Tại đây ông được giác ngộ cách mạng và được kết nạp vào “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng clứ hội”, đưọe giao nhiệm vụ vận động học sinh biểu tình đòi tự do, dân chủ học tập. Mật thám Pháp biết ông hoạt động cách mạng đã trục xuất ông khỏi ghế nhà trường. Nguyễn Duy Tâng về Đông Linh tiếp tục hoạt động. Tháng 02-1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được cử làm Bí thư Chi bộ cộng sản Đông Linh. Năm 1931, ông bị địch bắt giải về nhà lao Thái Bình và bị thực dân Pháp kết án 7 năm tù khổ sai, 10 năm quản chế; bị giam giữ tại các nhà lao: Thái Bình, Hải Phòng, Hỏa Lò. Trong nhà lao Hải Phòng, ông vẫn tiếp tục tham gia đấu tranh và đã lai sinh cùng 6 đồng chí khác trong cuộc huyết chiến giữa anh em tù chính trị với bọn cai ngục. Sự hi sinh của ông là tấm gương sáng, bất diệt và được công nhận là Cán bộ tiền Khởi nghĩa theo quyết định số 337-QĐ/TU ngày 14/02/2011 của Tỉnh ủy Thái Bình.
4. Đường Nguyễn Quý Lương (Đường chính Phong Xá)
- Chiều dài: 670 (m); Chiều rộng: 7 (m);
- Địa điểm: Tổ 4 và tổ 1;
- Điểm đầu: Điểm giao cắt với đường ĐH.72; Điểm cuối: Đình Đông Linh
+ Nguyễn Quý Lương (tk. XVI): Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, Mạc Minh Đức thứ 3 (1529) đời Mạc Đăng Dung. Ồng là người Thái Bình đầu tiên đỗ đại khoa vào thời Mạc. Người xã Đông Địa Linh (nay là thôn Đông Linh, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ). Vua Mạc cử ông làm Giáo thụ, sau lại cử làm Tham chính Cao Bằng. Ông đã cùng anh ruột là Nguyễn Duy Hòa Tổng binh Thiêm sự Trấn thủ Cao Bằng mở mang giáo hóa vùng biên giới, được ban hàm Đại phu. Cuối đời ông nghỉ hưu và mất tại quê. Mộ phần của ông hiện vẫn còn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm
Nguồn tin: (Theo tài liệu: Từ điển Thái Bỉnh - NXB Văn hóa, Thông tin, năm 2010: Lịch sử Đàng bộ tinh Thái Bỉnh 1927-1954; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1927-1954)
Ý kiến bạn đọc