Cột cờ Hà Nội nằm tại địa chỉ số 28A đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử đặc biệt, đây được xem là nơi đã “chứng kiến” sự kiên cường của nhân dân trong thời kỳ chống Pháp.
Cột cờ Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc còn xót lại thuộc khu vực Thành cổ Hà Nội, may mắn thoát khỏi sự phá hủy của thực dân Pháp.
Đây là một trong 5 điểm di tích nằm trên trục chính tâm của di sản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, là biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Sở hữu vị trí đắc địa nên đứng từ tọa lạc của Cột cờ Hà Nội bạn có thể ngắm nhìn những điểm tham quan nổi tiếng, cụ thể như:
- Hướng Đông: Hồ Hoàn Kiếm, nhà Bưu Điện.
- Hướng Tây: Lăng Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình
- Hướng Nam: không gian rộng lớn với nhiều công trình nổi tiếng khác.
- Hướng Bắc: Đoan Môn, Lầu Công Chúa, Cửa Bắc.
Cột cờ Hà Nội – Chứng nhân lịch sử hào hùng
Dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội được khởi công vào năm 1805 mất 7 năm để hoàn thành.
Trong 2 cuộc kháng chiến oai hùng đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công trình này được sử dụng làm đài quan sát khu vực trong và ngoài thành. Đây cũng chính là lý do mà chính quyền đô hộ Pháp không phá bỏ công trình này trong giai đoạn từ 1894 – 1897. Vào năm 1945 khi cách mạng tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên đã tung bay trên đỉnh cột cờ.
Hình ảnh Cột cờ Hà Nội vào ngày trước.
Ngày 10/10/1954 là ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng, cả Hà Nội đổ dồn về phía “Cột cờ Hà Nội” để cùng chờ đón phút giây lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh Cột cờ.
Từ ngày xây dựng đến nay, “Cột cờ Hà Nội” đã trải qua gần hai trăm năm tuổi. Khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh của “Cột cờ Hà Nội” đã được in trang trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ phát hành lần đầu tiên.
Kiến trúc độc đáo của Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội có chiều cao tổng thể là 33m, có cấu trúc gồm 3 tầng đế và 1 tòa tháp, kết nối giữa các tầng có cầu thang xoắn để di chuyển. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng 1 có chiều dài 42,5m và chiều cao 3,1m. Tầng 2 có chiều dài 27m và chiều cao 3,7m có 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc lần lượt tương đương với 4 chữ Nghênh Húc nghĩa là đón ánh sáng ban mai, Hồi Quang nghĩa là ánh sáng phản chiếu, Hướng Minh ý nghĩa nói hướng về ánh sáng và cuối cùng là cửa Bắc không có chữ. Tầng 3 có chiều dài 12,8m và chiều cao 5,1m.
Cột cờ Hà Nội sở hữu kiến trúc độc đáo.
Phần thân của Cột cờ có chiều cao 5,1m và chiều dài 18,2m cùng với cạnh đáy rộng khoảng 2m. Đỉnh của cột cờ có hình dạng như một lầu bát giác với chiều cao 3,3m, mỗi cạnh tương ứng với một cửa sổ. Chính giữa lầu là một hình trụ có đường kính 40cm cao lên tận đỉnh để làm nơi cắm cán cờ.
Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh. Lá Quốc kỳ treo trên đỉnh cột cờ có diện tích 24m2 được may bằng vải phi bóng. Góc cờ được trần quả trám để chống chịu những trận gió to.
Kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ cũng được bố trí hết sức khoa học để tránh tình trạng nước mưa chảy vào trong lòng tháp. Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, khỏe khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ ngước lên ta cảm nhận được sự hài hòa, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh.
Với thiết kế độc đáo, du khách khi tới đây có thể di chuyển bằng cầu thang xoắn để lên đến đỉnh cột cờ và chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan nơi đây. Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nổi bật trên nền trời xanh sẽ mang lại cho đem lại một cảm giác đầy thiêng liêng và tự hào về đất nước và dân tộc Việt Nam. Và đặc biệt, cùng thiết kế cân xứng, nhiệt độ bên trong di tích luôn mát mẻ dù tiết trời Hà Nội có đang vào những ngày nóng bức.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc