Kính gửi độc giả:
Trang thông tin điện tử dòng họ Nguyễn Duy làng Nghìn xin giới thiệu độc giả cuốn sách Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại Phong kiến Việt Nam của tác giả Trần Hồng Đức do nhà xuất bản Hồng Đức.
PHẦN MỘT
MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆC HỌC HÀNH, THI CỬ DƯỚI THỜI PHONG KIẾN
Việt Nam ta là một nước văn hiến, có truyền thống hiếu học từ xa xưa. Ngay từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta, Triệu Đà cướp nước ta từ năm 207 trước Công Nguyên, rồi nhà Tây Hán đô hộ nước ta từ năm 111 trước Công Nguyên, kéo dài hơn 1000 năm trong lịch sử dân tộc. Trong suốt thời kỳ đô hộ, các quan cai trị của phong kiến Trung Quốc cố đồng hoá dân ta, bằng cách dạy chữ Hán và văn hoá Trung Hoa cho các quan lại người Việt.
Nhân dân ta tiếp thu nền văn hoá Trung Hoa, nhưng vẫn giữ phong tục, tập quán và bản sắc dân tộc.
Các trường học lập ra, chỉ dành riêng cho con cháu các quan Trung Quốc cai trị nước ta và một số ít con các nhà quyền quý bản xứ. Mục đích giáo dục của quan lại Trung Quốc là thi hành chính sách giáo dục đồng hoá và đào tạo các cấp hành chính phục vụ đắc lực cho chính quyền đô hộ.
Chữ Hán trở thành văn tự chính thức của nhà nước độ hộ với chữ Hán, tư tưởng Nho, Phật và Lão giáo được truyền bá vào nước ta.
Nhân dân ta đã dựa vào chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm, để ghi âm tiếng Việt. Gồm phần ghi nghĩa của tiếng Hán và phần ghi âm. Chữ Nôm có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII. Những bài thơ Nôm đầu tiên được nhắc đến là của Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố (cuối thế kỷ XIII). Sự xuất hiện của chữ Nôm đánh dấu sự trưởng thành trong ý thức dân tộc của người Việt và giúp cho nền văn hoá Việt Nam phát triển rực rỡ từ cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX như truyện Nôm, Ngâm khúc, hát nói, chèo... Do phức tạp và chưa hoàn chỉnh chữ Nôm đã bị chữ Quốc ngữ thay thế.
Như vậy, thời kỳ Bắc thuộc được coi là thời kỳ ban sơ của nền giáo dục thời cổ đại ở nước ta.
Dưới các triều đại Ngô (939- 965), Đinh (968- 980), và Tiền Lê (980-1009) đất nước còn phải lo đối đầu chống ngoại xâm, nên coi việc võ bị là quan trọng hơn việc giáo dục. Nước nhà đã có độc lập, nhưng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội không ổn định nên chưa có điều kiện chăm lo đến sự phát triển văn hoá, giáo dục cho tới Vương Triều Lý nền giáo dục nước ta mới được phát triển.
VƯƠNG TRIỀU LÝ
(1010- 1225)
Lý Thái Tổ (1010- 1028) đã bắt đầu chú ý đến việc học hành, nhưng chỉ mới chăm lo được việc học trong các chùa (vì Phật giáo được coi là quốc đạo) và chưa tổ chức thi để tuyển chọn nhân tài.
Đến thời Lý Thánh Tông (1054 - 1072), việc học đã được mở rộng ra ngoài dân gian và Nho học(được đưa lên hàng quan trọng. Năm 1070, nhà vua cho mở trường lập Văn miếu tại kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử, người sáng lập ra đạo Nho, còn ở các địa phương thì đều có Văn chỉ.
Đến đời Lý Nhân Tông (1072- 1128) đã quan tâm mở mang việc học hành, thi cử để chọn nhân tài ra giúp nước.
Năm 1075, thời Lý Nhân Tông mở khoa thi Nho học đầu tiên ở nước ta gọi là Khoa Tam Trường dành cho những người học rộng, thông hiểu kinh sử (gọi là khoa Minh Kinh). Người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh trở thành bậc khai khoa của các nhà khoa bảng nước ta. Sau đó triều đình còn cho mở 5 khoa thi nữa vào các năm 1086, 1152, 1165,1185, 1195.
Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long cho các con em các tầng lớp quý tộc, quan lại vào học. Có thể coi đây là trường đại học đầu tiên của nước ta.
Năm 1165, thời Lý Anh Tông (1138- 1175), nhà Vua cho mở khoa thi Thái học sinh.
Năm 1195, thời Lý Cao Tông (1176- 1210), mở khoa thi Tam giáo
để tuyển những người tinh thông đạo Nho, Phật, Lão. Người đỗ gọi là Tam giáo xuất thân.
Vương triều Lý được coi là triều đại đã đặt nền móng cho việc học, việc thi cử ở nước ta.
VƯƠNG TRIỀU TRẦN
(1225 - 1400)
Vương triều Trần đã quan tâm đặc biệt đến việc học tập và thi cử.
Thời Trần Thái Tông (1225- 1258), năm 1253, nhà Vua cho lập Quốc học viện tại kinh đô Thăng Long cho con em quý tộc, quan lại và sau mở rộng cho nho sĩ vào học nghe giảng Tứ thư, Ngũ kinh. Năm 1246, Trần Thái Tông cho mở Khoa thi Thái học sinh lấy đậu theo Tam giáp (Nhất giáp. Nhị giáp, Tam giáp). Năm 1247: nhà Vua cho đặt lại thứ bậc trong tam giáp: bậc Nhất giáp có Tam Khôi:
Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Để khuyến khích việc học ở những vùng xa kinh đô có nhiều khó khăn, năm 1256 và 1266, nhà Vua cho mở khoa thi lấy đậu Kinh Trạng nguyên (người ở miền Bắc bấy giờ) và Trại Trạng nguyên (người ở Thanh Hoá trở vào).
Năm 1261, thời Trần Thánh Tông (1258- 1278), nhà vua cho mở khoa thi Thái y để tuyển người tinh thông y học.
Năm 1305, thời Trần Anh Tông (1293- 1314), nhà Vua tổ chức thi Thái học sinh, nhưng theo thể lệ mới: Thí sinh phải qua bốn trường, mỗi trường thi một số môn:
- Trường nhất: thi ám tả.
Trường hai : thi kinh nghĩa, thơ, phú.
- Trường ba : thi chiếu, chế, biểu.
- Trường tư: thi văn sách.
Thí sinh đỗ: Nhất giáp, theo thứ tự Tam khôi như cũ, nhưng Nhị giáp gọi là Hoàng giáp, Tam giáp gọi là Thái học sinh.
Thời Trần Duệ Tông (1372- 1377), khoa thi Thái học sinh năm 1374, ai đỗ Thái học sinh thì gọi là Tiến sĩ, sau đó có tổ chức thi ở điện đình, để lấy đậu Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám hoa, Hoàng Giáp, Tiến sĩ.
Nhà Vua quy định lại, thi Hương qua 4 trường, nhưng trường thứ nhất: bỏ ám tả thay bằng hai bài kinh nghĩa; trường thứ hai; thi chiếu, chế, biểu; trường thứ ba: thi thơ phú; trường thứ tư: thi văn sách. Ai đỗ cả 4 trường mới được gọi là Cử nhân
Năm 1396, thời Trần Thuận Tông (1388- 1398), nhà Vua định việc thi cử. Năm trước thi Hương, Năm sau thi Hội. Ai đậu thi Hội. Vua mới ra đề văn sách thi Đình để định thứ bậc.
Bắt đầu từ năm 1396, còn quy định thi Hương do các đạo (vùng) tổ chức, thi Hội, thi Đình do triều đình tổ chức, ai đỗ thi Hội mới được vào thi Đình để xếp loại đỗ.
Trường thi Hương thường là một bãi rộng. Rào xung quanh để ngăn cách với bên ngoài, thí sinh phải mang lều chõng để tự lo lấy chỗ viết bài cho mình.
Dự thi Hội, thi Đình, thí sinh tới kinh đô và không phải lo chuyện dựng lều, kê chống.
Hai kỳ thi Hội, thi Đình thường tổ chức liền nhau. Tháng 5 năm Đinh Sửu (1397), Vua Trần Thuận Tông xuống chiếu cải cách giáo dục ở phủ lộ như sau:
Nay thể lệ về nhà học của nước đã được đầy đủ. Nhưng ở châu, huyện hãy còn thiếu sót, thì làm thế nào mà mở rộng được đạo dạy dân? Vậy hạ lệnh cho phủ và châu thuộc các lộ Sơn Nam. Kinh Bắc, và Hải Đông đều đặt một viên quan Giáo thụ giữ về việc học. cấp cho ruộng theo đẳng cấp sau: phủ và châu hạng lớn 15 mẫu, hạng trung bình 12 mẫu, hạng nhỏ 10 mẫu để lấy hoa lợi ruộng ấy chi dùng vào việc học trong phủ hoặc châu. Viên quan cai trị ở lộ đôn đốc viên quan giữ việc học phải dạy bảo học trò, cho thành người tài năng văn nghệ (...)" (theo ĐVSKTT tập II, tr 192).
Ngoài các trường học của Nhà nước, trong các xóm làng còn có những lớp học riêng do các Nhà nho mở.
Vương triều Trần, không những mở mang việc học mà việc thi cử cũng được coi là kiểu mẫu để các đời sau noi theo.
“). Học vị Cử nhân có từ thời Trần - Triều Lê gọi là Hương Cống. Triều Nguyễn lại gọi là Cử
nhân.
VƯƠNG TRIỀU HỒ
(1400-1407)
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nên triều Hồ (1400- 1407), tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly tổ chức kỳ thi Thái học sinh, chọn được 20 người, Nguyễn Trãi đỗ Đệ nhị giáp khoa thị này.
Năm Giáp Thân (1404), Hồ Hán Thương định lại phép thi cử nhân: ngoài 4 trường thi như triều Trần. nhà Hồ còn tổ chức một kỳ thi viết chữ Hán và môn Toán pháp, tổng cộng thành ra 5 kỳ thi.
Cứ 3 năm mở một khoa: tháng 8 năm nay thi Hương, người nào trúng tuyển được miễn lao dịch; đến tháng 8 năm sau dự thi ở bộ Lễ, người nào trúng tuyển mới được lựa chọn bổ dụng; lại tháng 8 năm sau nữa thi Hội, người nào trúng tuyển được gọi là Thái học sinh (tức Tiến sĩ).
Triều Hồ tuy ngắn ngủi, nhưng đã chấn chỉnh lại chế độ thi cử và đưa vào chương trình thi Hương ở đầu thế kỷ XV môn toán pháp, một việc mà mấy trăm năm sau. Trước khi Pháp tới xâm lược nước ta, cũng chẳng có triều đại nào nghĩ tới việc thi toán đối với người sắp được bổ ra
làm quan.
TRIỀU ĐẠI LÊ SƠ
(1428-1527)
Sau gần 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng quân Minh xâm lược, đất nước sạch bóng quân thù. ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428). Lê Lợi lên ngôi Vua lập nên triều đại Nhà Lê.
Lê Thái Tổ (1428- 1433) đã cho tổ chức lại việc học, việc thi một cách chính quy hơn.
Trường Quốc Tử Giám hay Thái Học Viện được mở tại kinh đô Đông Đô là cơ quan giáo dục cao nhất trong nước, ở các Lộ, Châu, Phủ, trường công cũng như trường tư đều được mở mang. Vua định chương trình học.
Năm 1429, mở khoa thi Minh Kinh chọn người tinh thông kinh sử. Năm 1431 lại mở khoa thi Hoành từ để chọn người văn hay, học rộng để bổ dụng ra làm quan.
Đến thời Lê Thái Tông (1433- 1442). Triều đình mới phục hồi thi
Hương, thi Hội như triều Trần. Năm 1438, mở thi Hương. Năm 1439, mở thi Hội. Từ đó cứ 3 năm mở một khoa thi. Thi Hương cũng phải qua 4 trường, bài thi như triều Trần. Ai trúng tuyển thi Hội đều gọi là Tiến sĩ xuất thân theo thứ bậc khác nhau.
Năm 1442, mở khoa thi Đình cho những người thi Hội đỗ 4 trường, làm một bài thi do Vua ra đề. Đỗ thi Đình gọi là Tiến sĩ chia làm 3 bậc: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ gồm 3 người đỗ đầu: Trạng nguyên. Bảng nhãn, Thám hoa (tam khôi).
- Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân gọi là Hoàng giáp.
- Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, gọi là Tiến sĩ.
Những người đậu đều được ghi danh vào bia đá, gọi tắt bia Tiến sĩ.
Thời Lê Thánh Tông (1460- 1497), năm 1489, nhà Vua cho mở rộng và phát triển Trường Quốc Tử Giám gọi là Nhà Thái học có nơi cho sĩ tử học tập, lập kho Bí thư để tàng chữ sách và ván in sách, có dãy nhà cho ba hạng xá sinh (học sinh nội trú) mỗi dãy 25 gian.
Các quan lại không phải khoa bảng xuất thân cũng phải bắt buộc học để thi cho tăng thêm kiến thức, trình độ, tài năng cai trị.
Năm 1462 nhà Vua định lại những điều kiện cho những người được thi Hương, đặt ra lệ "Bảo kết hương thì" bắt các xã phải chịu trách nhiệm về tư cách và đạo đức của người đi thi, và lệ “Cung khai tam đại” kê khai ba đời. Con cháu nhà xướng ca, hay có tội với triều đình không được dự thi. Mục đích các lệ này là để bảo đảm sự chặt chẽ trong việc tuyển chọn quan lại, phép thi cũng có đổi: trước khi vào trường nhất thi sĩ tử phải thi trước một bài ám tả để loại bớt người kém. Nhà Vua cũng chia làm hai hạng cho những người trúng tuyển thi Hương: đậu 4 trường gọi là Hương Cống (cử nhân), đậu 3 trường gọi là Sinh đồ (Tú tài).
Năm 1463, nhà vua định lại 3 năm thi một khoa.
Năm 1466, định lệ Xướng danh (đọc tên người đậu) được đãi yến. ban phát mũ, đai, xiêm áo và vinh quy về làng, sau đó được bổ làm quan. Năm 1472 Vua định phẩm hàm, từ chánh, tòng lục phẩm đến chánh, tòng bát phẩm cho những người thi đỗ Tiến sĩ.
Nhìn chung, việc học, việc thi triều Lê Sơ (1428- 1527) có phần rộng rãi hơn trước. Về nguyên tắc con em quý tộc lẫn con em bình dân đều được đi học, đi thi. nhằm để đào tạo những quan lại trung thành với chế độ phong kiến.
VƯƠNG TRIỀU MẠC
(1527 - 1592)
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (1527- 1592). Từ năm 1533 trở về sau, khi có nhà Lê Trung Hưng (1533-1788) thì nhà Mạc bị coi như nguy triều, đến năm 1677 mất hẳn. Thời nhà Mạc với cuộc nội chiến ác liệt giữa Nam- Bắc triều kéo dài nửa thế kỷ, nên việc học, việc thi có phần sút kém.
Năm 1529, Mạc Đăng Dung mở khoa thi Hội và đến năm 1532, lại mở tiếp khoa thi Hội. Sau hai khoa thi trên, nhà Mạc vẫn theo lệ 3 năm mở một khoa thi, mặc dù đang có nội chiến. Kể từ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529) cho đến khoa Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Ninh 2 (1592) đời Mạc Mậu Hợp, nhà Mạc đã tổ chức được 21 khoa, lấy đỗ 460 Tiến sĩ
NHÀ LÊ TRUNG HƯNG (1533-1788)
Nhà Lê Trung Hưng (1533 – 1788) đã cố khôi phục lại việc giáo dục và thi cử. Việc học vẫn theo nếp cũ. Năm 1554, thời Lê Trung Tông (1548- 1556) bắt đầu đặt chế khoa, đó là khoa thi đặc biệt để chọn người tài giỏi. Chế khoa được tổ chức sau đó vào các năm 1565, 1577. Đến năm 1580, thời Lê Thế Tông (1573- 1599) mới bắt đầu khôi phục lại thi Hội, chưa tổ chức lại thi Đình. Từ năm 1583, phục lại lệ 3 năm mở một lần thi Hội.
Năm 1595, vua tổ chức thi Đình cho sĩ tử đậu theo thứ bậc khác nhau. Năm 1658, thời Lê Thần Tông (1649- 1662) đặt khoa thi sĩ vọng, là khoa thi chọn người danh vọng trong hàng sĩ phu. Các Chế khoa, Sĩ vọng, Hoành từ, các sĩ tử trúng tuyển đều được bổ dụng đó là các khoa đặt ra để lấy những danh sĩ bỏ sót, là cách tuyển chọn đặc biệt ngoài các khoa thi chính thức.
Năm 1659, nhà Vua cho mở khoa thi Đông các để chọn người bổ vào Đông các Đại học sĩ, Học sĩ và Hiệu thư, lấy đậu 5 người, được ban mũ áo như người đậu thi Đình. Thời Lê Hy Tông (1676-1705) vào thời Lê Dụ Tông (1705-1720) có tổ chức khoa thi này.
Năm 1664, thời Lê Huyền Tông (1663- 1671) mở khoa thi Khảo lại
sinh đồ (người đậu 3 trường trong thi Hương). Khảo lại ai trúng cách vẫn là sinh đồ, ai trượt phải học lại 3 năm, sau đó mới cho thi Hương.
Năm 1678, thời Lê Hy Tông (1676-1705) ban hành thêm điều lệ thi Hương; Học trò được các quan châu, huyện khảo hạch trúng cách mới được thi Hương. Các thời Vua Lê sau, cũng đặt ra thêm các điều lệ mới trong việc đưa ra đề, định phép khảo hạch, việc chép quyển, v.v... Mục đích là để chọn người được chặt chẽ hơn.
Năm 1750, thời Lê Hiển Tông (1740- 1786), ban hành sĩ tử phải nộp tiền mới được thi Hương, gọi là tiền thông kinh. Đến đây, việc thi cử mất đi sự nghiêm túc, người học kém có tiền, cũng được dự thi Hương, biến trường thi thành chỗ buôn bán.
Về cuối đời Lê, việc học, việc thi bị suy sụp vì nước có chiến tranh, việc thi cử không chặt chẽ. Nhưng triều đại Lê Trung Hưng vẫn được coi là triều đại toàn thịnh về văn học, đã xuất hiện những học giả như: Lê Quý Đôn, Phan Huy Ích, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm,
V.V.
THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG
(1558-1777)
Về việc học các chúa Nguyễn không đứng ra lập trường mà để cho nhân dân tự lập trường tư. Triều đình chỉ đứng ra tổ chức các kỳ thi để tuyển trọn người tài.
Năm 1631, thời chúa Sãi, Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1634) bắt đầu thi hành việc duyệt tuyển. Việc duyệt tuyển trong một ngày tại các trấn, dinh đó là kỳ thi “Xuân thiên quận thí". Người thi đỗ gọi là Nhiêu học, được miễn thuế sai dịch 5 năm. Triều đình lại tổ chức thi viết chữ Hán (gọi là Hoa văn), người nào trúng thì được bổ làm việc ở ba ty: Ty Xá Sai (coi việc văn án, tố tụng), Ty Tướng Thần (coi việc thu thuế, phát lương) và Ty Lệnh Sử (coi việc tế tự, lễ tiết, quan điền).
Năm 1646, thời chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) (1635- 1648) định phép thi Hội mùa thu (Thu vi Hội thô), 9 năm tổ chức 1 kỳ, mở 2 khoa: khoa thi Chính đồ và Hoa văn tại phủ Chúa ở Phú Xuân, người đỗ Chính đồ chia làm 3 hạng: Giáp, Ất, Bính. Hạng Giáp gọi là Giám sinh, được bổ làm Tri phủ, Tri huyện. Hạng Ất gọi là Sinh đồ, được bổ làm quan Huấn đạo. Hạng Bính cũng gọi là Sinh đồ được bổ làm Lễ sinh hay Nhiêu học suốt đời. Thi hoa văn cũng chia làm 3 hạng, được bổ ở 3 Ty hay làm Nhiều học.
Đến năm 1675, thời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) lại đặt thêm khoa thi Thám phỏng, hỏi việc binh, việc dân, việc Vua Lê Chúa Trịnh ở Bắc Hà. Người trúng cách được bổ làm ở Ty Xá Sai.
Năm 1684, chúa Hiền bỏ khoa Nhiêu học và Hoa văn, chỉ giữ lại khoa Chính đồ, nhưng đến đời chúa Nghĩa Nguyên Phúc Thái (1687- 1691) năm 1689, mở lại khoa Hoa văn.
Năm 1695, chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) đặt khoa thi Văn chức và Tam ty ở sân phủ Chúa.
Năm 1740, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765) định lại phép thi Hội mùa Thu, thi làm 4 kỳ:
- Kỳ nhất: trúng cách gọi là Nhiêu học tuyến trường được miễn sai dịch 5 năm.
- Kỳ nhì và kỳ ba: trúng cách gọi là Nhiêu học thí, được miễn sai dịch suốt đời.
- Kỳ bốn: Trúng cách gọi là Hương Cống được bổ làm Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo.
Việc thi ở Nam Hà dưới thời các chúa Nguyễn tổ chức chưa được hoàn bị bằng ở Bắc Hà. Tuy nhiên để đáp ứng tình hình thực tế, các khoa thi như khoa Hoa văn, Thám phỏng, Tam ty được mở để các chúa Nguyễn tuyển chọn những người ra làm việc am hiểu tình hình Nam Hà lúc đó các khoa thi ít chuộng văn học.
TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN
(1778-1802)
Triều đại Tây Sơn tuy ngắn ngủi, nhưng Vua Quang Trung (1788. 1792) cũng đã ra sức xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc. Việc học được mở rộng.
Vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học khuyến khích các xã mở Trường học: xã lập Nhà Xã học, chọn Xã giảng dụ (Thầy dạy học ở xã). Nhà vua đã đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Cho lập Viện Sùng Chính (đã cử La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - một
học giả nổi tiếng của Bắc Hà làm Viện trưởng) để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, (chữ Hán không còn địa vị độc tôn) và phụ trách văn hoá, giáo dục dưới triều Tây Sơn.
Việc thi cử cũng được chấn chỉnh lại nhằm đào tạo một tầng lớp nho sĩ, quan lại mới có năng lực phục vụ cho chính quyền. Những sinh đồ trúng tuyển trong các kỳ thi cần phải thi lại, những kẻ dùng tiền mua bằng cấp đều bị thải hồi.
Năm 1789, Vua Quang Trung cho mở khoa thi Tuấn sĩ ở Nghệ An như thi Hương, chọn kẻ sĩ có tài đức. Vì triều đại ngắn ngủi. Vua Quang Trung mất sớm nên việc học, việc thi chưa có điều kiện phát triển.
VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
(1802-1945)
Triều Nguyễn bắt đầu từ vua Gia Long (1802 - 1820), việc tổ chức học tập rập khuôn theo như triều Lê. Vua Gia Long cho lập Nhà quốc học ở Huế, đến đời Minh Mạng (1820- 1840) gọi là Quốc Tử Giám, dạy các sinh đồ, có học xá, học phòng. Ở phủ, huyện có Giáo thụ, Huấn đạo trông coi việc học khu vực mình và dạy Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử cho các học trò. Tại triều có Bộ Lễ để quản lý việc học trong cả nước.
Tại các làng, xã, việc học do nhân dân lo liệu lấy, từ trường sở, thầy dạy, đến việc đào tạo phí tổn.
Về thi cử, triều Nguyễn vẫn tổ chức theo phép thi của triều Lê.
Năm 1807, Vua Gia Long cho mở thi Hội. Đến năm 1825, triều đình định lệ 3 năm mở một khoa thi Hội vào những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, thi Hương đỗ 4 kỳ gọi là Cử nhân (triều Lê gọi Hương cống), đỗ 3 kỳ gọi là Tú Tài (triều Lê gọi là Sinh đồ), đỗ 2 kỳ gọi là Nhị trường, đỗ 1 kỳ gọi là Nhất trường.
Thi Hương có nhiều người đỗ tú tài hai, ba, bốn, năm lần và hơn nữa vẫn không đỗ được Cử nhân. Những người đó thường được gọi là Tú kép, Tú mền, Tú đụp...
Năm 1832, triều đình sửa lại phép thi Hương, thi Hội, 4 trường rút bớt đi một trường.
Trường nhất : thi kinh nghĩa. Trường nhì : thi thơ, phú.
- Trường ba : thi văn sách.
Năm 1829. thời Minh Mạng tuỳ theo số điểm thi trong kỳ thi Hội mà lấy đỗ làm 2 hạng: Trúng cách (Chính bảng) được tiếp tục thi Đình để lấy học vị Tiến sĩ trở lên và Phó bảng (Tiến sĩ hạng 2).
Đến thời Tự Đức (1842 - 1883). Vào năm 1851, triều đình tổ chức thi lại 4 trường và bỏ lệ chấm thi hết 4 trường mới cho đỗ. Nay sửa đổi: trúng cách trường nhất mới vào trường nhì, trúng cách trường nhì mới vào trường ba. v.v.-
Năm 1844, thời Thiệu Trị (1841 1847), nhà Vua cho phép các Giáo thụ, Huấn đạo đã đỗ cử nhân, tú tài cũng được dự kỳ thi Hội.
Năm 1852, vua Tự Đức vẫn giữ thi 4 trường cho thi Hội, nhưng thi Hương rút lại còn 3 trường: trường nhất thi kinh nghĩa; trường nhì thi chiếu, biểu, luận; trường ba thi văn sách.
Năm đầu thời Vua Kiến Phúc (1883- 1884) quy định bài thi Hương nào có điểm cao phải thi thêm kỳ phúc hạch, xét coi văn, chữ có giống mấy kỳ thi trước không mới lấy đậu Cử nhân, văn chữ kém lấy xuống Tú tài nếu có sự khác biệt, giao Bộ Lễ nghiên cứu.
Về trường thi, triều Nguyễn có 7 trường thi tại các tỉnh: Thừa Thiên, Bình Định, Gia Định, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định và Hà Nội.
Đến thời Đồng Khánh (1886- 1888), nhà Vua bỏ trường thi Hà Nội
và Nam Định, sát nhập vào thành trường Hà Nam.
-Triều Nguyễn có định lệ “Tứ bất lập”
- Không lấy đỗ Trạng nguyên,
- Không lập Hoàng hậu.
- Không cử Tể tướng,
- Không phong Vương cho người ngoài Hoàng tộc.
Do đó người đỗ cao nhất là Bảng nhãn, Triều Nguyễn lại đặt nhiều điều cấm kỵ khắt khe (trường quy) cho nên nhiều người học vấn cao mà vẫn rớt.
Ngoài thi Hương, thi Hội, triều Nguyễn còn đột xuất mở các khoa thi Hoành từ, khoa Cát sĩ (tuyển chọn những người hay chữ), khoa Nhã sĩ (tuyển chọn những người phong nhã), khoa Uyên bác (tuyển chọn những Người học rộng).
Năm 1858, Pháp tấn công vào Đà Nẵng bắt đầu cuộc xâm lược
nước ta.
Bằng hoà ước 1862, Pháp đặt nền đô hộ Nam Kỳ. Năm 1884, bằng hoà ước Patenôtre, triều đình Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp, chia nước ta làm hai khu vực: Bắc Kỳ và Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị, nhưng thực tế quyền hành nằm trong tay người Pháp.
Từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta truyền đạo, đã học tiếng Việt để giảng đạo và dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt Giáo sĩ Bồ Đào Nha đã soạn Từ vựng An Nam - Bồ Đào và Từ vựng Bồ Đào - An Nam. Năm 1651, Alexandre de Rhodes (Alếchxăng đờ Rốt) xuất bản Từ điển An Nam - Bồ Đào và La Tinh. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Pignean de Béhaine (Pi-nhô đờ Bê-en) tức Bá Đa Lộc và Taberd (Ta-be) soạn Từ điển An Nam - La Tinh, xuất bản năm 1836. Qua mấy thế kỷ, chữ quốc ngữ có nhiều sửa đổi, dần thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, đã trở thành văn tự phổ biến và chính thống Việt
Nam.
Ở Nam Kỳ, bằng những Nghị định từ năm 1879, việc tổ chức nền học chính đã đưa chữ quốc ngữ và cả chữ Pháp vào chương trình học và thi. Bên cạnh chữ Hán việc học và việc thi đều do chính quyền Pháp tổ chức.
Ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, từ năm 1905, toàn quyền Paul Bert chủ trương cải cách giáo dục, lập Hội đồng cải cách giáo dục toàn Liên Bang Đông Dương, năm 1906, lập Nha học chính Đông Dương.
Năm 1906, thời Vua Thành Thái (1889- 1907), đã ra sắc lệnh cải cách giáo dục theo đường lối giáo dục của Pháp đề ra. Việc cải cách này chú trọng dạy chữ quốc ngữ, chữ Pháp chấm dứt sự độc tôn của chữ Hán ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, nhưng không bỏ hẳn chữ Hán ở Nam Kỳ. Việc học từ đó chia làm ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học.
- Bậc ấu học được tổ chức tại các làng xã, do các thầy đồ dạy, dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ. Học hết bậc này, thi lấy bằng tuyển sinh. Bài thi bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ.
- Bậc tiểu học mở ra để dạy các tuyển sinh tại các phủ, huyện. Do các giáo thụ, huấn đạo trông nom. Ngoài Tứ thư, Ngũ kinh; học sinh còn học thêm Nam sử và chữ Hán, chữ quốc ngữ được dùng làm chữ viết. Có một số ít người tình nguyện học thêm chữ Pháp. Đặc biệt bậc học này không dạy câu đối, thơ phú, văn bác cổ. Học hết bậc này, thi bằng khóa sinh được tổ chức tại tỉnh lỵ.
- Bậc trung học được mở để dạy các khoá sinh ở các tỉnh lỵ, do đốc học điều khiển. Đốc học dạy chữ Hán, các giáo viên trường Pháp Việt dạy chữ quốc ngữ cả chữ Pháp.
Chữ Pháp bắt buộc phải học. Hết bậc này, thi lấy bằng thí sinh, được dự kỳ thi Hương.
Các môn học ở các bậc trên, vẫn Tứ thư, Ngũ kinh làm gốc, ngoài ra còn học thêm một ít vạn vật, sử, địa, toán....
Tại Huế, vẫn duy trì trường Quốc Tử Giám, nhưng bên cạnh có mở thêm trường Hậu bổ đào tạo các quan lại về hành chính và trường Quốc học dạy toàn tiếng Pháp. Ở Hà Nội cũng mở trường Sĩ hoạn (tương đương với trường Hậu bổ) và trường Bảo hộ (tương đương với trường Quốc học).
Các tỉnh lỵ, phủ, huyện lớn có mở thêm trường tiểu học Pháp Việt cho học sinh không muốn theo học chương trình chữ Hán.
Học hết bậc này, thi lấy bằng cơ thủy và được vào học ở trường Quốc học hay trường Bảo hộ.
Các kỳ thi Hương dưới các thời Thành Thái, Duy Tân, Khải Định đều có sửa đổi. Các trường thi Hương chỉ còn lại 4 trường ở miền Trung: Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hoá. Tại miền Bắc chỉ còn trường Hà Nam.
Triều đình đặt thêm bộ Học để trông coi việc học và việc thi. Bài thi không thi thơ phú, kinh nghĩa mà thay vào đó là bài về Kinh truyện, Bắc sử, Nam sử, Địa lý, Pháp luật Đông Dương, Chính tả, luận quốc sử, bài tình nguyện dịch tiếng Pháp ra quốc ngữ. Đặc biệt các kỳ thi Hương quy định cho điểm từ 0 đến 20 điểm. Qua các kỳ thi đạt từ 30 đến 39 điểm cho đỗ Tú tài. Từ 40 điểm trở lên phải qua các kỳ thi phúc hạch đạt 7 điểm trở lên cho đậu Cử nhân.
Chương trình thi Hội và thi Đình cũng sửa lại cho hợp với chương
trình học mới. Năm 1915, đời vua Duy Tân (1907 - 1916), khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức tại miền Bắc.
Năm 1918, đời Khải Định (1916 - 1925) tổ chức thi Hương cuối cùng ở Nghệ An, Bình Định (cho 4 trường sát nhập lại) và năm sau, năm 1919, khoa thi Hội cuối cùng, chấm dứt việc học và thi cũ.
Ngày 21 tháng 12 năm 1917, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định ấn định lại việc thi. Nha Tổng Giám đốc Học chính Đông Dương bãi bỏ Chương trình cải cách năm 1906, ban bố học quy mới áp dụng trên toàn cõi Đông Dương. Việc học chia làm 3 bậc: Tiểu học, Trung học, Đại học.
1- Bậc tiểu học
Có ba cấp: sơ học, tiểu học và cao đẳng tiểu học.
a) Sơ học
Có ba lớp: Năm, Tư, Ba. Học quốc ngữ các môn: Viết văn, Luận văn, Cách trí, Vệ sinh, Toán, Sử, Địa. Có dạy thêm chữ Hán và chữ Pháp. Học hết lớp 3, thi lấy bằng sơ học yếu lược, tương đương với bằng tuyển sinh. Thi gồm có thi viết và vấn đáp tất cả các môn đã học. Riêng chữ Hán, chữ Pháp, học sinh tình nguyện thi.
b. Tiểu học
Có lớp Nhì và lớp Nhất, Riêng lớp Nhì có lớp Nhì năm thứ nhất (gọi là Nhì nhỏ) và lớp Nhì năm thứ hai (gọi là Nhì lớn). Học các môn ở các cấp sơ học, nhưng chuyên ngữ là tiếng Pháp. Về sử học, học Nam sử lẫn Pháp sử. Học sinh có học thêm quốc văn và Hán Tự - học hết lớp Nhất, thì lấy bằng cơ thuỷ (bằng tiểu học Pháp - Việt), gọi là bằng Primaire thi viết và vấn đáp. Đạt trung bình thi viết mới vào vấn đáp. c) Cao đẳng tiểu học
Mở ra cho học sinh đậu bằng tiểu học vào học. Cấp học này 4 năm, cuối năm thứ 4 thì thi lấy bằng Thành Chung (bằng Cao đẳng tiểu học) gọi là bằng Diplôme. Cấp này chuyên ngữ tiếng Pháp, học ngữ học Pháp, Sử Pháp, Sử Việt, Toán, Lý, Hoá, Vạn vật, Vẽ, Nữ công. Trường mở tại các tỉnh lớn và ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Tại các nơi đó cũng có trường tư thục. Thi cũng gồm thi viết và thi vấn đáp. Điểm thi viết bài ám tả pháp, bài luận đạt 6 điểm/ 20 mới được chấm các bài khác. Bằng Thành Chung xếp loại từ thấp lên cao: Thứ, Bình thứ, Bình ưu, Tối ưu.
Ý kiến bạn đọc