Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Thứ bảy - 04/01/2025 01:08 217 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

10. KHOA QUÝ MÙI- QUANG THUẬN 4 (1463) LÊ THÁNH TÔNG

A. TRẠNG NGUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
Người thôn Cao Hương, huyện Thiên Bản. Nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông ngoại của Dương Chẩn.
Năm 23 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận 4 (1463) đời Lê Thánh Tông.
Người đương thời gọi ông là thần đồng. Làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị giảng Chưởng viện sự, Nhập thị kinh diễn, Tri Sùng văn quán. Phàm các văn thư, từ lệnh bang giao với nhà Minh đều do ông soạn thảo. Tiếng tăm lừng lẫy Trung nguyên. Sinh thời, không sách nào ông không đọc. Sau khi mất được phong phúc thần ở thôn Cao Hương
Truyện kể về Trạng Lường Lương Thế Vinh (1.)(2).
Từ bé, Lương Thế Vinh nổi tiếng thần đồng, Vinh học rất mau
Khoa thi này (1463) lấy đỗ 44 Tiến sĩ.
Theo cuốn Kho tàng các ông Trạng Việt Nam.
thuộc mau hiểu, mà chơi cũng rất tài tình. Cậu thích thả diều, câu cá, bẫy chim cùng với lũ trẻ chăn trâu. Diều của Vinh thường lên cao hơn, hình dáng cũng khác lạ vừa giống “cánh thoi” lại vừa giống “cánh tiên”. Vinh còn cắt một khúc mướp đã già cỗi, căng trên một thanh tre mỏng uốn cong hình chữ U thành một cái “ve”. Buộc chiếc ve này lên diều rồi thả lên cao. Gió thổi, màng rung lên kêu ve ve nghe rất vui tai. cậu làm ba, bốn chiếc to nhỏ khác nhau buộc thành một bộ, khi thả diều lên, tiếng trầm xen tiếng bổng rất du dương vui tai, người lớn trẻ em cũng say mê lắng nghe.
Một hôm cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma làm bóng để các bạn chăn trâu cùng chơi, khi đang chơi bỗng quả bưởi lăn xuống một cái hố sâu. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy được bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi, nhưng Vinh nghĩ một lát, rồi hớn hở rủ các bạn mỗi người mỗi nón mê đang đội đi múc nước đổ vào hố, bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì, nhưng lát sau, hố đầy nước, quả bưởi nổi lên, Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, bọn trẻ hò reo và rất phục tài Vinh.
Nghe chuyện Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc, các cậu mê voi lắm.Vinh liền tổ chức một cuộc thi nặn voi bằng đất nhão. Bọn trẻ nặn được hàng chục con voi hình thù rất kỳ lạ, con thì chỉ giống voi ở cái vòi, con thì giống ở bốn cái chân to, có con đầu thì lại có sừng giống trâu... Bọn trẻ hò reo cười chảy cả nước mắt. Bọn chúng hỏi voi của Vinh đâu? Vinh chạy trước, dẫn bọn trẻ theo sau đến một chỗ úp chiếc nón lá. Vinh vừa hé chiếc nón, vừa hô voi ra đi.
Tức thì voi lững thững đi ra. Cái vòi co vào, co ra, hai tại vẫy vẫy, cái đuôi phe phẩy. Bọn trẻ reo hò: Thích quá? Thích quá! Vì con voi của Vinh rất giống voi thật. Thì ra Vinh nặn voi rồi đặt bốn chân với trên bốn con cua; lấy con đỉa làm vòi; hai con bướm ghim vào đầu làm hai tai, con giun làm cái đuôi. Quả thực con voi của Vinh rất sống động.
Lương Thế Vinh là người biết kết hợp rất khéo giữa chơi và học, do đó Vinh học rất thoải mái mà lại đạt kết quả cao.
Lương Thế Vinh và Quách Đình Bảo là hai người nổi tiếng hay chữ vùng Sơn Nam (Hà Nam - Thái Bình bây giờ). Một hôm, sắp đến kỳ thi, Lương Thế Vinh tìm sang làng Phúc Khê bên Sơn Nam Hạ để thăm Quách Đình Bảo, toan bàn chuyện cùng nhau lên Kinh ứng thi.
Đến đầu làng, Vinh ghé vào một quán nước nghỉ chân. Vinh nghe người ta nói là Quách Đình Bảo đang ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn. Chắc chắn kỳ này phải đứng đầu bảng vàng. Vinh cười
nói:
Kỳ thi đến nơi mà còn chúi đầu vào quyển sách, cố tụng niệm thêm vài chữ. Vậy cũng gọi là biết học ? Ta có vào cũng chẳng có gì mà bàn bạc.
Vinh nói thế rồi bỏ ra về.
Quách Đình Bảo nghe được chuyện trên gật gù;
- Người đó hẳn là Lương Thế Vinh? Ta phải đi tìm mới được? Quách Đình Bảo tìm đến Cao Hương thăm Vinh. Chắc mẩm đến nhà sẽ gặp ngay Vinh đang đọc sách. Nhưng Vinh đi vắng. Người nhà cho biết là Vinh đang chơi ngoài bãi.
Quách Đình Bảo tìm ra bãi, quả thấy Vinh đang thả điều, chạy chơi cùng bạn bè, rất ung dung thư thái. Bảo phục lắm, tự nói với mình:
Người này khôi ngô tuấn tú, phong thái ung dung. Ta có học mấy cũng không thể theo kịp.
Quả nhiên sau đó, khoa Quý Mùi (1463) Lương Thế Vinh đậu Trạng nguyên còn Quách Đình Bảo đậu Thám hoa.
Người xưa ca ngợi Trạng nguyên Lương Thế Vinh không chỉ giỏi về văn học mà còn giỏi toán, ông đã có nhiều phát minh khoa học ứng dụng vào đời sống. Ông đã soạn ra cuốn "Đại thành toán pháp". Mở đầu cuốn sách Lương Thế Vinh đề bài thơ khuyên mọi người học toán:
Trước thời biết cách thương lường,
Tính toán bình phân ở Cửu chương, Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển, Học lấy cho tinh giúp thánh vương!
Ông còn sáng chế ra bàn tính gẩy, lúc đầu bằng đất rồi bằng trúc, sau làm bằng gỗ, sơn màu khác nhau vừa đẹp, vừa dễ tính, dễ nhớ.
Một lần sứ nhà Minh là Chu Hy sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn nước Nam có ông Trạng đã nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên
mới hỏi Lương Thế Vinh:
Có phải ông làm ra sách "Đại thành toán pháp”, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?
Lương Thế Vinh đáp:
- Dạ, đúng thế.
Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:
Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!
- Xin được!
Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cần đi cân con voi.
- Tôi e chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy? Hy cười nói.
- Thì chia nhỏ voi ra. Vinh thản nhiên trả lời.
- Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin miếng gan nhé?
Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, Trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó, Trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền. Thuyền lại dằm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngừng đổ đá.
Thế rồi Trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Minh: - Ông ra mà xem cân voi!
Sứ nhà Minh trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc Hy nói:-
Ông cũng giỏi dấy chứ! Tiếng đồn quả không ngoa? Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dầy bao nhiêu không? Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dầy đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước.
Giấy thì mỏng mà ly chia ở thước lại quá thưa. Vinh nghĩ giây lát rồi nói:
- Ngài cho tôi mượn cuốn sách!
Sứ nhà Minh đưa ngay cuốn sách và cười nói:
Ông nghĩ sách có dạy cách đo chăng? Hay ông cho rằng kết quả đã ghi sẵn ở trong sách?
Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy.
Kết quả rất khớp với con số đã biết sẵn ở nhà. Nhưng sứ nhà Minh chưa tin tài Lương Thế Vinh:
- Ông đoán mò cũng giỏi đấy!
Thưa không. Việc đo này rất dễ, ta chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách, rồi chia đều cho số tờ. Việc đó có khó gì đâu!
Sứ Minh ngửa mặt lên trời than:
- Danh đồn quả không sai, nước Nam quả lắm người tài!
Lương Thế Vinh quả là bậc kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ (mà chia nhỏ con voi sống mới tài). Còn gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Trạng nguyên Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.
Lương Thế Vinh kể cũng lạ. Lúc người ta trọng thơ ca, thì ông lại say mê khoa học, mà ông rất giỏi thơ ca. Người ta trọng thuyết lý. Người ta trọng Hán học, thì ông lại thích chữ Nôm. Người ta thích tách mình nhập vào đẳng cấp cao sang, thì ông từ địa vị cao sang thích hoà hợp với dân, yêu mến dân.
Thời ông sống người ta thường coi những người hát xướng là “Xướng ca vô loài". Vậy mà Lương Thế Vinh làm quan to lại rất thích hát tuồng chèo, thi ca nhạc. Ông sáng tác nhiều mà còn trực tiếp biểu diễn nữa. Ông đã viết bộ sách "Hý phường phả lục”. Ông cũng được Vua giao cho cùng Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận chế định ra các lễ nhạc của triều đình.
Lúc về trí sĩ, ông vẫn thích la cà nơi thôn dã, thích hát, thích cạ. Ông rất yêu con trẻ, thường bày cho chúng những trò chơi vui nhộn, bổ ích.
Thấy trẻ em rất thích nặn những con rối, ông đã nghĩ ra cách chơi múa rối nước. Trò chơi này thật vui, thật hấp dẫn. Người các nơi tìm đến học để về phổ biến ở quê mình. Từ đó múa rối nước trở thành một loại nghệ thuật sân khấu đặc sắc trong nhân dân truyền mãi đến ngày nay.
Lương Thế Vinh rất ghét những tên quan lại hống hách, hà hiếp nhân dân. Ông có nhiều học trò giỏi đỗ cao, làm quan to. Với học trò nào ông cũng dạy về lòng yêu dân, đức khiêm tốn. Có lần, một viên quan huyện hách dịch đã bị ông cho một bài học, làm trò cười cho nhân dân.
Hôm ấy ông đi chơi thăm bạn về, ngồi nghỉ chân ở quán nước bên đường. Bỗng thấy một đoàn rước quan huyện đi qua. Dân trong vùng đều biết tên quan này thường hay bắt người dọc đường khiêng cáng, bèn bảo nhau trốn chạy cả. Riêng Trạng không biết lệ đó, cứ ung dung ngồi nghỉ. bảo.
- Ê, tên kia ra khiêng cáng cho quan! Tên lính chỉ Lương Thế Vinh
Da, da...
Lương Thế Vinh khúm núm bước lại ghé vai khiêng đến chỗ bùn lội, Lương Thế Vinh "vô tình” trượt chân văng cáng hất quan huyện ngã chỏng gọng giữa vũng bùn, áo, mũ, cân, đai bê bết bùn.
Quan huyện đỏ tím mặt mày vì giận, đang toan đổ cơn thịnh nộ lên đầu kẻ hầu hạ mình, thì Trạng vẫy người đi đường nói lớn:
- Bác gọi hộ thằng học trò tôi là Thám hoa Văn Cát ra khiêng võng hầu quan huyện thay thầy.
Quan huyện xanh xám mặt mày, cuống quýt kêu:
- Ấy chết! Ấy chết? quan Trạng Lương Thế Vinh tha tội cho!
Rồi quan huyện cứ thế quỳ xuống vũng bùn lạy như tế sao.
Lương Thế Vinh nhẹ nhàng lấy lời răn dạy, bắt quan huyện từ nay phải chừa thói hống hách với dân.
B. BẢNG NHÃN NGUYỄN ĐỨC TRINH (1439 - 1472)
Người làng An Giới, huyện Thanh Lâm. Nay là thôn An Giới, xã An Sơn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Năm 25 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận 4 (1463) đời Lê Thánh Tông. Năm Hồng Đức 2 (1471) ông giữ chức Phó đô ngự sử, được cử đi sứ sang nhà Minh để thương thảo về quan hệ với Chiêm Thành. Trên đường đi không may ông lâm bệnh qua đời. Sau khi mất được truy tặng chức Thượng thư.
C . THÁM HOA QUÁCH ĐÌNH BẢO (1440 - ?)
Người làng Phúc Khê, huyện Thanh Lan. Nay là xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Anh của Quách Hữu Nghiêm.
Năm 24 tuổi, đỗ Hội nguyên, thi Đình đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận 4 (1463) đời Lê Thánh Tông.
Năm Hồng Đức 1 (1470) ông được cử đi sứ sang nhà Minh, sau được ban đến chức Lại bộ Thượng thư, Hình bộ Thượng thư, kiêm Đô Ngự sử. Năm Giáp Thìn, Hồng Đức 15 (1484), ông giữ chức Thượng thư bộ Lễ được vua Lê Thánh Tông giao cho trông nom toàn bộ công việc dựng loạt bia Tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu- Quốc tử giám Thăng Long, ghi danh thứ các Tiến sĩ từ khoa Đại Bảo 3 (1442) cho đến khoa Giáp Thìn Hồng Đức 15 (1484) .

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,304
  • Tổng lượt truy cập1,705,437
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây