Các vị Tràng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại Phong kiến Việt Nam

Thứ sáu - 03/01/2025 19:19 160 0

Các vị Tràng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại Phong kiến Việt Nam

Các vị Tràng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại Phong kiến Việt Nam

2: KHOA ĐINH MÙI- THIÊN ỨNG CHÍNH BÌNH 16 (1247)- TRẦN THÁI TÔNG A- TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN HIỀN

Người xã Dương A huyện Thượng Hiền. Nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Đỗ Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16 (1247), đời Trần Thái Tông. Năm ấy ông mới 13 tuổi. Đây là Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta.
Giai thoại về Nguyễn Hiền
Nguyễn Hiền nổi tiếng thần đồng từ nhỏ. Năm Đinh Mùi (1247), đỗ Trạng nguyên lúc đó mới 13 tuổi. Cùng khoa thi này, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn đứng thứ hai.
Khi Nguyễn Hiền vào bái yết trước sân rồng. Vua thấy Trạng bé loắt choắt trong bộ mũ áo Trạng nguyên quá khổ bèn hỏi:
Trạng học với ai?
Trạng Hiền liền đáp ngay:
- Tâu bệ hạ, tôi lúc nhỏ ở chùa, không học với ai cả, chỉ khi nào không hiểu mới hỏi sư vài chữ thôi ạ.
Vua thấy Trạng nói năng cộc lốc, cho là trẻ con chưa biết gì lễ nghĩa, bèn bắt về nhà học lễ phép trong ba năm, rồi mới cho làm quan.
Sau đó ít lâu có sứ nhà Nguyên đưa sang ta quốc thư có một câu đối để thử xem nước Nam có nhân tài không. Triều đình mở ra xem chỉ
thấy bốn câu thơ chữ Hán:

Lưỡng nhật bình đầu nhật,
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc,
Tứ khẩu tung hoành gian.

Cả triều đình đều không hiểu ý sâu xa của những câu thơ trên là gì. Mấy vị quan trong Viện Hàn lâm nổi tiếng có cả một rừng chữ cũng không giải thích được, mấy thầy trong Quốc Tử Giám đã từng đào tạo ra biết bao nhiêu Tiến sĩ cũng chịu. Mãi về sau mới có người nhớ tới Trạng nguyên Nguyễn Hiền bấy giờ vẫn còn trong thời gian ở quê học lễ, bèn tâu Vua cho người triệu Trạng về kinh hỏi thử xem sao, biết đâu Trạng chẳng giải được. Không còn cách nào hơn, Vua bèn cho người đi triệu Trạng Hiền.
Viên quan không kể ngày đêm, phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng. Hỏi thăm tìm đến nhà, thấy một cậu bé đang đun bếp, quan liền đọc một vế đối thử:
- Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mị táo (Tôi nghe người quân tử xa chỗ bếp, sao lại nịnh ông Táo?)
Cậu bé đối lại ngay: - Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh (Ta vốn ở ngôi khanh tướng, nhưng nay tạm nếm canh).
Biết đích xác là Trạng, viên quan liền đưa chiếu chỉ của nhà Vua mời Trạng về triều để hỏi một việc. Nhưng Hiền lắc đầu nói :
Trước đây Vua bảo ta không biết lễ phép, nhưng chính Vua cũng không biết lễ phép.
Trạng nhất định không đi. Về sau nhà Vua phải cho quan quân mang cờ quạt võng lọng đến đón vào triều, Trạng mới chịu đi.
Trước mặt sứ thần nhà Nguyên, sau khi xem xong bốn câu thơ kia. Trạng Hiền liền cười lớn, thưa với Vua:
Đây là chữ “điền” (B7)
Thì ra hai chữ “nhật” ( l ) ghép lại sao cho trên dưới bằng nhau thì là chữ “điền" ; bốn chữ "sơn" (l) sấp ngửa đảo ngược nhau cũng là chữ "điền"; hai chữ vương" ( ) giao nhau cũng là chữ “điền” cuối cùng bốn chữ "khẩu ( 7 ) đặt ngang dọc liền nhau cũng là chữ "điền".
Thấy Trạng giải đúng, sứ thần nhà Nguyên lủi thủi rút lui. Vua và đình thần vui mừng, trút được một gánh nặng.
Về sau, Vua ban thưởng cho Trạng rất hậu và tuy Trạng còn ít tuổi vẫn phong cho chức Thượng thư.
Theo sách Đại Nam nhất thống thì Nguyễn Hiền “làm quan đến chức Thượng thư bộ Công”. Nguyễn tộc phả chí cho biết Nguyễn Hiền còn giữ chức “Trần triều Ngự sử đài, Đô ngự sử”.
Nguyễn Hiền là người tài cao, thông minh, mẫn tiệp nhưng ông chết quá trẻ: Năm Ất Mão (1255), Nguyễn Hiền qua đời ở tuổi 21.
Nhà Vua cho xây đền thờ trên nền nhà cũ của Nguyễn Hiền. Hiện nay đền thờ ông còn ở thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đền thờ Nguyễn Hiền được các triều đại phong kiến Việt Nam sắc phong là "Trác vĩ thượng đẳng thần".
Trạng nguyên Nguyễn Hiền tiêu biểu cho những người tuổi trẻ trong lịch sử Việt Nam có tài cao, danh vọng lớn. Nhưng tiếc thay, Nguyễn Hiền đi vào cõi vĩnh hằng ở tuổi còn quá trẻ. Nguyễn Hiền tựa như "ngôi sao băng" trên bầu trời Việt Nam. Ngôi sao băng ấy biến đi, nhưng không phải là mất hẳn. Tài năng của Trạng Hiền còn được truyền lại cho con cháu ông. Các thế hệ hậu duệ qua bốn đời kế tiếp của Nguyễn Hiền đều làm quan to dưới triều Trần như các chức Đại tư đồ, Thái bảo... Về khoa bảng, mạch thư hương của Trạng nguyên Nguyễn Hiền được dài mãi không bao giờ dứt:
+ Nguyễn Oanh là hậu duệ đời thứ 12 của ông, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông làm quan đến chức Ngự sử, Đông các Đại học sĩ.
+ Nguyễn Thanh là hậu duệ đời thứ 13 của ông, đỗ Hoàng giáp khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diễn, tước Văn Đàm bán
+ Nguyễn Minh Dương hậu duệ đời thứ 15 của ông, đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (Thám hoa) khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550) đời Mạc Phúc Nguyên làm quan đến chức Hiến sát sứ tước Mạc Khê bá.
...Tài năng và đức độ của Trạng nguyên Nguyễn Hiền còn được
ghi lại mãi mãi trong lòng người dân đất Việt. Để giúp cho các thế hệ học trò Việt Nam noi theo tấm gương hiếu học của ông, hiện nay nhiều trường học mang tên TRẠNG NGUYÊN NGUYÊN HIỀN.
B- BẢNG NHÃN LÊ VĂN HƯU
Người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn. Nay là thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Năm 18 tuổi, đỗ Bảng nhãn khoa thi Thái học sinh năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16 (1247) đời Trần Thái Tông.
Năm Thiệu Long 15 (272) đời Trần Thánh Tông, ông giữ chức Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Ông làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư, tước Nhân Uyên hầu, mất năm 1322, thọ 93 tuổi. ông là tác giả bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển, nay không còn, nhưng nội dung của nó được thu thập vào Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (được trích dẫn nguyên văn nhiều đoạn).
Giai thoại về Lê Văn Hưu
Hồi Lê Văn Hưu là học trò thầy họ Nguyễn ở làng Cổ Bôn, hằng ngày đi học thường dừng chân bên quán thợ rèn ở đầu làng để xem. Một hôm, Lê Văn Hưu xách túi đứng xem bác thợ rèn dùi xiên, tò mò hỏi:
- Bác này ! ông tổ nghề rèn của ta là ai đó?
Thấy thằng bé mới lên mười tuổi mà đã biết hỏi vặn vẹo, bác thợ rèn liền ra câu đối, đối được thì được thưởng, không đối được thì phải ở lại đây quai búa, khi nào đối được mới cho về.
Bác thợ rèn chỉ vào lò rèn đọc:
“Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò, rèn lên dùi sắc”. Đối đi!
Lê Văn Hưu cười:
- Chả khó mấy!- Rồi vỗ vào túi, đối ngay:
"Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi, giật lấy khôi nguyên". Bác thợ rèn trợn tròn mắt khen:
Ta chịu thua rồi đó. Bác thưởng cho Lê Văn Hưu 30 đồng tiền để mua giấy bút.
Quả nhiên, qua dùi mài kinh sử, năm Đinh Mùi (1247). Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn. Ông làm quan trải qua ba triều vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông.
Sau khi đỗ Bảng nhãn, Lê Văn Hưu được triều đình phong là Hàn lâm viện học sĩ, lại được vua Trần Thái Tông uỷ thác cho việc dạy dỗ Hoàng tử Trần Quang Khải và năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thái Tông giao cho biên soạn bộ quốc sử đầu tiên của nước ta.
C- THÁM HOA ĐẶNG MA LA
Người làng Tốt Động, huyện Chương Mỹ. Nay là thôn Tốt Động (làng Kết), xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Năm 14 tuổi, đỗ Thám hoa khoa thi Thái học sinh năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16 (1247) đời Trần Thái Tông. Làm quan đến chức Thẩm hình viện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay4,572
  • Tháng hiện tại83,476
  • Tổng lượt truy cập1,760,609
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây