Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Thứ bảy - 04/01/2025 01:01 219 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

7. KHOA GIÁP DẦN - LONG KHÁNH 2 (1374) TRẦN DUỆ TÔNG

A . TRANG NGUYÊN ĐÀO SƯ TÍCH
Người xã Cổ Lễ, huyện Tây Chân. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Có tài liệu nói ông người làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trú quán thôn Lý Hải xã Phú Xuân, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Cha là Đào Toàn Mân, giữ chức Tri thẩm hình viện sự (1381).
Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh 2 (1374) đời Trần Duệ Tông. Từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ thủ khoa. Làm quan đến chức Nhập nội Hành khiển. Dưới thời Hồ Quý Ly, ông bị giáng chức Trung thư thị lang, Đổng trị Thấm hình viện sự. Sau khi mất được phong phúc thần.
(1) Khoa này (1304) lấy đỗ 44 người, nhưng chỉ ghi được họ tên 3 vị Tam khôi và một Hoàng giáp. (2TKBL 8b dẫn Vĩnh Lộc huyện chí của Lưu Công Đạo, nói ở xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Lộc có Nguyễn Phóng đỗ Thám hoa, niên hiệu Hưng Long (1293 – 1314) đời Trần Anh Tông. Như vậy, Trương Phóng và Nguyễn Phóng mà Lưu Công Đạo nói đến có lẽ chỉ là một người.
(3) Khoa thi này (1374) LTĐK ghi lấy đỗ 50 người nhưng chỉ ghi được họ tên 3 vị Tam khôi và 1 Hoàng giáp.
Gia phả ghi tuổi thọ 47 tuổi. Tác phẩm có bài Tựa sách Bảo hoà điện dư bút (của Trần Nghệ Tông soạn, đã mất) và một bài phú chép trong QHPĐ.
B. BẢNG NHÃN LÊ HIẾN PHỦ
Người làng Chí An, huyện Đông Triều. Nay thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Đỗ Bảng nhãn khoa Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh 2 (1374) đời Trần Duệ Tông.
Làm quan đến chức Thị lang.
Sách Tam khôi bị lục chép: Ông mưu giết Hồ Quý Ly, không thành bị xử trảm. Trước khi chết có làm bài thơ khẩu chiến Thốn nhẫn trừ tàn thiên địa bạch, Nhất tâm báo quốc quỷ thần tri (Tấc kiếm trừ gian trời đất biết, Tấm lòng báo nước quỷ thần hay).
C. THÁM HOA TRẦN ĐÌNH THÂM
Người xã Phúc Đa, huyện Đông Triều. Nay là thôn Phúc Đa, xã Tân Việt. huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Anh của Trần Đình Cân.
Đồ Thám hoa khoa Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh 2 (1374) dời Trần Duệ Tông, từng được cử đi sứ sang nhà Minh.
Làm quan đến chức Ngự sử trung tán, quyền Giám tu quốc sử. Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông giả điếc không nhận làm quan.

II. DANH SÁCH CÁC VỊ TAM KHÔI TRIỀU LÊ SƠ
8. KHOA NHÂM TUẤT- ĐẠI BẢO 3(1442) LÊ THÁI TÔNG

A. TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC (1417 - 147 4)
Nguyên quán xã Bối Khê, huyện Thanh Oai. Nay là thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Trú quán xã Nghĩa Bang, huyện Yên Sơn. Nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây.
Năm 26 tuổi, đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông. Làm quan đến chức Thư trung lệnh, Tri
(1) Khoa thi này (1442) lấy đỗ 33 Tiến sĩ.
tam quán sự. Đại liêu ban, Đặc thụ Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, từng đi sứ nhà Minh. Ông là văn thần được vua Lê Thánh Tông rất kính trọng, thơ văn của vua sáng tác phần nhiều đều cho đưa trước đến để Nguyễn Trực nhận xét, bình luận. Tác phẩm của ông có Bối khê thi tập nay chỉ còn 6 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi tập.
Giai thoại về Trạng nguyên Nguyễn Trực
Cha của Nguyễn Trực là Nguyễn Thì Trung là người có học vấn cao, làm Giáo thụ Quốc tử giám dưới triều vua Lê Thái Tông. Nguyễn Trực đã phát huy được truyền thống của gia đình, lại được sống bên cạnh núi non hùng vĩ, nên hiếu học từ bé. Gia đình tuy làm quan trọng triều nhưng rất thanh bạch. Nhà nghèo, Nguyễn Trực thường phải chăn trâu, giúp đỡ gia đình. Lúc bé thông minh, học giỏi, xem rộng các sách. Nhiều khi ngồi trên mình trâu mà tay không rời cuốn sách. Vừa chăn trâu vừa treo sách sừng trâu học, không biết mỏi mệt. Mười hai tuổi giỏi văn, thơ. Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), ở tuổi 17, Nguyễn Trực dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), 25 tuổi, dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc “Quốc tử giám Thi thử và ban thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong số 33 vị Tiến sĩ cùng khoa. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên vinh quy về làng. Tên tuổi Nguyễn Trực về sau được đứng đầu trong bia Tiến sĩ đầu tiên (số 1) ở Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội).
Năm 1442, cha ông qua đời, Nguyễn Trực phải về chịu tang. Năm Giáp Tý niên hiệu Thái Hoà (1444) dưới triều Lê Nhân Tông, được nhà vua ban chức; “Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ". Năm Ất Sửu niên hiệu Thái Hoà (1445) được đổi lại thành “Thiếu trung khanh đại phu, ngự sử đài ngự sử thị Đô Uý". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến Vua Lê phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.
Sau ông được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ là Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi,
('). Theo cuốn Kho tàng về các ông Trạng Việt Nam.
kết quả chấm thi: Nguyễn Trực dậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn, vua nhà Minh phải khen ngợi: “Đất nào cũng có nhân tài " và phong cho Nguyễn Trực là "LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN". Trở về nước, cả hai ông đều được nhà vua phong chức Thượng thư và ban thưởng tám chữ vàng “Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (Công danh cả hai nước đều hoàn thành).
Năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông xin cáo quan về quê chịu tang. Hàng ngày đọc sách và làm thuốc không biết mỏi, ông còn mở trường dạy học, các học sĩ bốn phương đến theo học rất đông, có tới hàng nghìn. Nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông ở quê chịu tang mẹ.
Năm Đinh Sửu niên hiệu Diên Ninh thứ ba (1457), tháng 6 mãn tang mẹ, sứ nhà Minh sang, vua vời ông về kinh giữ việc tờ bồi qua lại với sứ nhà Minh. Ông hoạ thơ lưu biệt sứ Minh 50 vận, làm vẻ vang cho quốc thể.
Sứ Minh, Hoàng Gián một mực thán phục văn chương uyên bác, tài trí hơn người của Nguyễn Trực. Vua Nhân Tông sai trung sứ cùng thợ vẽ tới nhà Nguyễn Trực vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ ngồi của vua, để tỏ rằng vua yêu dấu không lúc nào quên được. Khi vua Lê Nhân Tông bị bọn Nghi Dân giết chết, Nguyễn Trực thảo văn tế, lời lẽ thống thiết, kể hết công đức của các tiên đế đã từng chiến thắng quân Minh giành nền độc lập cho xã tắc. Vua Lê Thánh Tông lên ngôi vua năm 1460. Nguyễn Trực càng được vua yêu quý. Vua Lê Thánh Tông là ông vua chuộng văn chương, đứng đầu “Tao tàn nhị thập bát tú" tự xưng là Tao đàn Đô Nguyên suý. Thân Nhân Trung, Đông các Đại học sĩ là Tao đàn Phó Nguyên suý, đã từng ca ngợi Nguyễn Trực: "Lấy văn chương được các triều trí ngộ mà khiêm tốn kính cẩn giữ vẹn trước sau”. Lê Thánh Tông cho người đem bộ Thiên nam dự hạ tập đến tận nhà của Nguyễn Trực để Nguyễn Trực đọc và phẩm bình, đủ biết nhà Vua quý trọng ông đặc biệt như thế nào! Năm đầu Quang Thuận(1460) Nguyễn Trực được bổ Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, ở hàng văn quan rất to. Mấy lần ông xin về quê nhà Vua không cho về. Nguyễn Trực là người đỗ đại khoa mà coi thường công danh, rất muốn về sống với mảnh ruộng, góc vườn, dạy học, làm thuốc cứu giúp nhân dân. Cho đến khi chết ông vẫn giữ được tấm lòng trong sạch. Nguyễn Trực thọ 57 tuổi, ông mất vào năm Hồng Đức thứ 4 (1474).Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son trong lịch sử văn hiến Việt Nam.
B. BẢNG NHÃN NGUYỄN NHƯ ĐỔ (142 4 - 1525)
Nguyên quán xã Đại Lan, huyện Thanh Đàm. nay là thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Trú quán xã Tử Dương, huyện Thượng Phúc. Nay là thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Bác của Nguyễn Như Huân, chú của Nguyễn Như Huệ.
Năm 19 tuổi, đỗ Hội nguyên, Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông. Ba lần được cử đi sứ sang nhà Minh (1443, 1450, 1459). Làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư, kiêm Tế tửu Quốc tử giám, hàm Thiếu bảo. Được về trí sĩ, thọ 102 tuổi.
Nguyễn Như Đổ tự Manh An, hiệu Khiêm Trai, tác phẩm hiện còn 6 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
C. THÁM HOA LƯƠNG NHƯ HỘC
Người xã Hồng Liễu, huyện Thường Tân. Nay là thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông. Hai lần được cử đi sứ sang nhà Minh. Làm quan đến chức Đô Ngự sử, được về trí sĩ. Thọ 82 tuổi, ông có công dạy nghề khắc ván in cho dân làng Hồng Liễu. Sau khi ông mất, dân làng Hồng Liễu, tôn thờ làm thành hoàng.
Lương Như Hộc tự Tường Phủ, tác phẩm có Cổ kim chế từ tập, Hồng Châu quốc ngữ thi, đều chưa tìm thấy; hiện còn 6 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,259
  • Tổng lượt truy cập1,705,392
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây