Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Thứ bảy - 04/01/2025 01:04 208 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

9. KHOA MẬU THÌN – THÁI HOÀ 6 (1448) LÊ NHÂN TÔNG

A. TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN NGHIÊU TƯ
Người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng. Nay là thôn Phù Lương, xã Phù Lương, huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa
Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hoà 6 (1448) đời Lê Nhân Tông. Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức Hàn lâm Trực học sĩ, rồi đổi làm Tân Hưng lộ An phủ sứ. Lê Nghi Dân tiếm ngôi, triều đình cử ông làm Phó sứ sang nhà Minh cầu phong (1- 1460), sau thăng đến chức Thượng thư Chưởng lục bộ.
Nguyễn Nghiên Tư tự Quân Trù, hiệu Tùng Khê, tác phẩm còn hai bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục.
Giai thoại về Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư
Cậu bé Trư sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, mồ côi cha mẹ từ sớm, cậu phải “tha phương tầm thực", đi ở cho một gia đình giầu có ở Đông Sơn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay là làng Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh) làm nghề chăn lợn để kiếm sống.
Vốn hiếu học, ham hiểu biết, thường ngày thả lợn quanh khu nhà học của thầy đồ Vũ Mộng Nguyên, để tranh thủ thời gian đứng ngoài lớp học lỏm, không có giấy bút, cậu dùng que viết xuống đất để nhập tâm. Chữ nghĩa thầy Mộng Nguyên truyền dạy cho học trò, cậu đều thuộc lòng cả, dần dần cậu tinh thông kinh sử. Nhân một lần thầy Mộng Nguyên ra bài khó, hầu hết học trò đều cắn bút, thì cậu Trư đứng ngoài mách bảo, thấy vậy thầy cho gọi Văn Trư vào ứng đáp. Văn Trư khiêm nhã bước vào phòng học, không những cậu giải đáp trôi chảy mà còn ứng đối lưu loát khi thầy hỏi những câu ở trình độ cao hơn.
Thầy Vũ Mộng Nguyên thấy cậu bé ăn mặc rách rưới, nhưng mặt mũi khôi ngô, tuấn tú mà lại ham học, thầy cho rằng đây chính là một tài năng hiếm có. Thầy đã đến xin nhà giàu cho Văn Trư về làm con nuôi thầy, để sớm hôm có thì giờ nuôi dạy.
Chẳng phụ công rèn cặp của thầy Mộng Nguyên, vốn sẵn tính thông minh trác việt, Văn Trư ra sức dùi mài kinh sử, nên chẳng bao lâu cậu nổi tiếng thần đồng hay chữ cả vùng Kinh Bắc.
Kỳ thi Hương, Nguyễn Văn Trư đậu Hương Cống, được dự thi Hội và thi Đình.
Đến khoa thi Đình năm Mậu Thìn (1448) niên hiệu Thái Hoà 6,
(1) Theo tư liệu cuốn Văn hiến Kinh Bắc
đời vua Lê Nhân Tông lấy đậu 27 Tiến sĩ. Nguyễn Văn Trư đậu Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên); Trịnh Thiết Trường, đậu Bảng nhãn; Chu Thiêm Uy đậu Thám hoa (Toàn bộ danh sách 27 Tiến sĩ được khắc tên vào Văn bia số 2 đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám). đâu.
Truyện kể rằng: năm ấy vua Lê Nhân Tông nằm mơ lấy lợn đỗ Đến kỳ thi Đình, vua Lê Nhân Tông đích thân ra đề thi và đọc quyển của ba người đậu cao nhất. Khi đọc quyển của Nguyễn Văn Trư thấy đây quả là văn tài xuất chúng, bèn lấy Nguyễn Văn Trư đậu Đình nguyên Trạng nguyên và cho đổi tên là Nguyễn Nghiêu Tư.
Ngày vinh quy bái tổ, Tân khoa Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư muốn về quê bái yết tổ đường, hiềm nỗi cha mẹ đã mất, nhà cửa không có nhà Vua bèn cho xây Nghè để cho họ hàng, dân làng đón quan Tân khoa Trạng nguyên. Từ đó cái tên thân quen Trạng Lợn để thương, để nhớ cho mọi người về thuở hàn vi quan Trạng vốn nghèo khó phải lam lũ đi ở chăn lợn, nhưng đã nêu tấm gương sáng hiếu học vượt khó thành tài.
Sau khi đại đăng khoa, quan Dương Thái sư ngỏ ý gả con gái yêu là Hương Nương cho Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, nhưng bị Trạng nguyên khước từ, vì đã ước hẹn cùng nàng Phấn Khanh.
Khi nghe tin Tân khoa Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư đã kết nghĩa lương duyên cùng Phấn Khanh con gái Bùi Tướng công- người mà Dương Thái sư thù cả bố vợ lẫn chàng rể. Căm tức đến tột đỉnh, nhưng chưa có cơ hội báo thù.
Khi nghe tin giặc dữ ở hai xứ Nghệ An Thuận Hoá nổi lên, Dương Thái sư bèn nghĩ kế báo thù: Thái sư lập tức họp với triều thần phiếm tấu: Nghệ - Hoá là hai xứ biên cương cực Nam, giặc cướp ra vào, rất là xung yếu, duy có Bùi Tướng công là lão tướng cũ am hiểu quân vụ biết việc biên cương, Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư văn võ song toàn, hai người ấy cầm quân đi trấn an, thì triều đình mới có thể yên lòng. Vua nghe thấy phải, thuận lòng chuẩn tấu, lập tức giáng chỉ, sai (1)
Nghè xây ở khu đất thuộc thôn Phả Ninh Thị, bị phá trong kháng chiến chống Pháp, nay vẫn còn dấu tích.
Bùi Tướng công và Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư đi dẹp giặc. Biết rõ thâm kế của Dương Thái sư muốn đẩy mình vào nơi bình lửa để mưu hại, nhưng vâng mệnh triều đình, Nguyễn Nghiêu Tư đã cùng bố vợ đem hết tài năng ra dẹp tan được giặc dữ, đem lại hoà yên cho hai xứ Nghệ An - Thuận Hoá.
Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư còn là một trong số những nhà ngoại giao kiệt xuất của nước ta, nhất là việc giao tiếp, ứng đối với sứ giả nhà Minh. Một lần được Vua cử đi sứ. Khi đến ải Nam quan, sứ nhà Minh ngạo mạn quen ỷ thế nước lớn, không chịu mở cửa nghênh tiếp, mà đưa ra một chữ “thập” (+) bằng gỗ rồi hoa tay, nói xì xồ một hồi, nghĩa là chữ “tung hoành vũ trụ” để thách đố, đối được mới chịu mở cửa. Hiểu thâm nghĩa của chữ “thập" (+), với lòng tự tôn dân tộc, Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư sai người làm cái vòng tròn đặt vào đó. Quân giữ ải tán rằng: Vòng tròn buộc cả trời đất, nghĩa là “bao quát càn khôn”. Kính phục quan Trạng hay chữ, lập tức sứ nhà Minh mở cửa nghênh tiếp linh đình.
Đến Yên Kinh, vào yết kiến vua Minh, nhà vua muốn thử tài sứ thần, ngầm sai trang hoàng cung quán lịch sự, đề hai chữ "kính thiên” treo ở giữa, bày đôi sập thất bảo rất cao, xung quanh bày nghi vệ sang trọng, như chỗ giường ngự của thiên tử để xem Trạng có dám ngồi vào đó không? Khi sắp đến yến tiệc, họ đưa Trạng và phó sứ dạo thăm cung điện rồi mới đưa đến đấy. Trạng bèn bảo phó sứ cùng ngồi lên sập thất bảo. Thấy vậy, một viên quan nhà Minh ra hạch rằng:
Cớ sao sứ lại ngạo ngược vô lễ đến như vậy. Không trông lên trên kia xem, chỗ này là chỗ thế nào, mà dám nhảy lên ngồi chỗm chệ ở đấy là nghĩa làm sao? (1)
Dám thưa, lấy tội gì mà lại cho sứ thần là ngạo? Tôi thấy biển đề ba chữ "kính nhị nhân "thực hẳn là ý bản quốc muốn đem cái ngôi này mà hậu đãi sứ thần xa lại. Ngài dạy thế chúng tôi quyết không chịu. Vả nghe cổ nhân nói: Đãi người phương xa cốt lấy bụng thực. Tôi nghe thánh hiền lấy thành tín đãi người ngoại quốc. Thế mà người (1)
Chữ thiên nghĩa là trời: Vua nhà Minh vẫn tự xưng là thiên tử (con trời) cái giỏi của Trạng lợn là cố tình bác chữ thiên ( *) thành (nhị nhân). Nhị là hai, nhân là người. Vậy “nhị nhân” là hai người là hai ông chánh sứ, phó sứ.
phương xa tới lại đem cái bụng tri truật làm oai. Tôi sợ người ta nghe tiếng, dẫu có lòng thực hướng mộ, cũng sinh nghi mà không lại nữa.
Viên quan nhà Minh thấy Trạng nói chẻ hoe như đã rõ ruột gan từ trước,vội vàng lạy tạ mà rằng:
Xin quý ngài xá lỗi! Nghĩ là buổi ban đầu, thử xem có phải bậc tài giỏi không thôi. Nhưng quý ngài quả là bậc thông minh. Đã giỏi mà biết trước được như thế còn hề chi?
Truyện kể về Trạng Lợn sử sách ghi chép không nhiều nhưng truyền miệng trong dân gian lại lắm, nghe chuyện ai ai cũng phải thán phục trí thông minh hiếu học, ham hiểu biết, tài ứng đối linh hoạt của ông. Xin chép thêm vài giai thoại lưu truyền trong dân gian.
Tương truyền, hai nước giao hảo, qua lại lẫn nhau, vua nhà Minh phái sứ thần sang thăm. Tới nơi, sứ nhà Minh muốn đọ trí cao thấp, bèn xin với Vua Lê, cho mở hội đánh cờ. Vua Lê lấy làm lo ngại, bèn cho vời Trạng đến để hỏi mẹo. Trạng thưa: "Cứ phúc thư nhận lời, định ngày hội đấu, hạ thần xin dâng người cao cờ. Người ấy họ Nguyễn hiện đang giữ chức Thị lang".
Thế Trạng làm mẹo gì?
- Muôn tâu, bệ hạ cứ yên lòng!,
Đến ngày hội đấu, Trạng xin đem bàn cờ để trong sân rồng, để Vua Lê đọ trí với sứ nhà Minh và ghé tai vua: Cứ thế, cứ thế. Rồi đem lọng dùi thủng một lỗ, sai quan Thị lang đứng che lọng cho Vua. Đến lúc thi đấu, Thị lang xoay lọng, bóng nắng chiếu vào chỗ nào thì vua nhấc quân đi vào chỗ đấy. Quả nhiên sứ nhà Minh bị chiếu dồn, không nước gỡ phải bó gối, chịu thua. Vua Lê mừng lắm, gia phong cho Thị lang là Trạng Cờ khen Trạng Lợn là “Tiểu Vũ Hầu” và trọng thưởng.
Thua keo này bày keo khác, sứ nhà Minh bèn nghĩ mẹo, cho bào nhẵn cây gỗ, gốc ngọn bằng nhau, rồi cho sơn đen toàn thân cây đề ba chữ trắng vào cây gỗ rằng: "Hồ bất thực”. Hỏi quần thần không ai đoán được. Hỏi Trạng, Trạng ứng đối tức thì:
- Hổ bất thực là cáo chẳng ăn. Cáo chẳng ăn thời cáo đói. Cáo đói
(1) Vũ Hầu tức Gia Cát Lượng (Khổng Minh) – một người lừng danh giỏi mưu trí, ý vua Lê khen Trạng Lợn như một Gia Cát Lượng thứ hai.
thời cáo gầy. Cáo gầy là cây gạo. Không tin bổ cây gỗ ra mà xem.
Bổ ra, quả gỗ gạo thực. Thấy thế sứ nhà Minh mồ hôi tuôn ra như tắm mà than rằng:
Người nước Nam tài giỏi như vậy còn lấy trí thuật mà đấu thế nào được!
Một lần, Trung Quốc hạn hán kéo đài, nhân có Trạng Lợn sang thăm, vua Minh mời Trạng cầu đảo để thử tài. Trạng Lợn nhận lời, yêu cầu dựng đàn uy nghi để ông cầu đảo. Mục đích là để kéo dài thời gian. Khi thấy cỏ gà lang, Trạng bèn lên đàn làm lễ: ông khấn theo cách nói lái: Hường binh, hoà binh, tam tinh, kẹo tinh, bát tinh, linh tinh tinh...
Vua Minh nghe thấy khiếp đảm, bái phục Trạng uyên thâm, tỏ tường thiên văn, thuộc hết ngôi thứ các vị tinh tú trên trời. Khoá lễ vừa xong, lập tức mưa như trút nước, khiến vua quan nhà Minh đã phục lại càng phục hơn.
Trạng Lợn - Nguyễn Nghiêu Tư được vua Lê Nhân Tông ngợi khen: “Người như thế thực là ông Mạc Đĩnh Chi của trẫm". Đến khi Nguyễn Nghiêu Tư về trí sĩ, vua thấy ông có nhiều công lớn với xã tắc, bèn gia phong là "Thượng quốc công trí sĩ" và vợ quan Trạng được phong là "Nhất phẩm phu nhân".
Đình nguyên, Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, mà dân gian quen gọi với hai tiếng thân thương là Trạng Lợn - một người nổi tiếng hiếu học, ham hiểu biết, ứng đối thông minh, thể hiện lòng tự tôn dân tộc tính cách ngạch trực, in đậm truyền thống văn hiến đất Kinh Bắc và cốt cách Việt Nam.
B. BẢNG NHÃN TRINH THIẾT TRƯỜNG
Người xã Đông Lý, huyện Yên Định. Nay là thôn Đông, xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn), khoa Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hoà 6 (1448), đời Lê Nhân Tông.
Nguyên là khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo 3 (1442), ông cùng học trò là Nguyễn Nguyên Chẩn (người xã Lạc Thực, huyện(1)
Khoa thi này (1448) lấy đỗ 27 Tiến sĩ.
Thanh Lâm) dự thi Hội, đều đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ. Không thoả mãn vì không đỗ hạng cập đệ, thầy trò cùng quay về. Khoa này (1448) thi lại, Trịnh Thiết Tường đỗ Bảng nhãn, Nguyễn Nguyên Chẩn vẫn chỉ đỗ Đồng tiến sĩ.
Sau khi đỗ, ông được bổ chức Hàn lâm viện thị giảng được vua kéo làm phò mã, từng được cử đi sứ sang nhà Minh (11 - 1457) thăng đến chức Hữu thị lang, tước Nghi quốc công, về trí sĩ.
C. THÁM HOA CHU THIÊM UY
Người làng Hương Quất, huyện Tứ Kỳ. Nay là thôn Phương Quất, xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa), khoa Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hoà 6 (1448) đời Lê Nhân Tông.
Làm quan đến chức An phủ sứ Tân Hưng hạ lộ.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,233
  • Tổng lượt truy cập1,705,366
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây