Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại Phong kiến Việt Nam

Thứ hai - 05/05/2025 20:14 6 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại Phong kiến Việt Nam

KHOA NHÂM THÌN- THÀNH THÁI 4 (1892)

78. KHOA NHÂM THÌN- THÀNH THÁI 4 (1892)
A. THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM (1864- 1906)
Người xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Nội. Nay là thôn Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Ông sinh năm Giáp Tý (1864).
Đỗ Giải nguyên khoa Giáp Thân (1884).
Năm 29 tuổi, đỗ Hội nguyên và Đình nguyên, đệ nhất giáp tiến sĩ
cập đệ đệ tam danh ( Thám hoa) khoa Nhâm Thìn niên hiệu Thành Thái 4 ( 1892).
Ông làm quan đến chức Đốc học Hà Nội, hàm Quang lộc tự thiếu khanh kiêm chức ở Đồng Văn quán ( tức báo Quán Đồng Văn).
Vũ Phạm Hàm tự Mộng Hải, hiệu Thư Trì. Tác phẩm có Thư Trì thi tập, Tập đường thuật hoài.
Vũ Phạm Hàm là vị Tam khôi cuối cùng của nước Việt Nam ta.
Do vậy, chúng tôi xin giới thiệu thêm với bạn đọc một số chi tiết về vị Tam khôi tài hoa này.
Vũ Phạm Hàm nguyên gốc họ Phạm. Sở dĩ có tên Vũ Phạm là do từ trước trong họ đều lấy dưỡng tộc Vũ làm đệm, đến đời ông nội đi thi có hai người cùng họ đi thi, nên phải cải là Vũ Đăng Dương, ông đỗ Hương Cống và được bổ làm chi phủ Thiên phúc, không dám cải họ lại (sợ mắc tội với vua), từ đó con cháu phải lấy họ Vũ Phạm.
Vũ Phạm Hàm vốn dòng nho gia, tư chất thông minh vượt bậc Thủa nhỏ ông có bài thơ Con cua để tỏ rõ chí mình.
Linh đài nhất điểm tự phân minh
Thuỳ bả vô tràng mạn phẩm bình Thảo đã thử thân nguyên hữu dụng
Giang sơn đáo xứ tẫn hoành hành. Huyền hoàng mãn phúc văn tâm nhuận, Qua giáp đương đầu: võ lược tinh, Thiên hạ chính đương cơ khát vọng,
Quân như bất xuất, thục điều canh?
Bản dịch Nhân phủ Lê thế Vinh:
Khuôn thiêng sẵn có đủ phân minh, “Không ruột” đời sao giảm phẩm bình. Cỏ nội thân này còn hữu dụng,
(1) Khoa thi này (1892) lấy đỗ 9 Tiến sĩ, 7 Phó bảng trong đó có Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền, Tiến sĩ Chu Mạnh Trịnh và các vị khác.
Giang sơn đâu cũng vẫn hoành hành Gấm hoa đầy bụng: văn tâm đẹp, Qua Giáp đương đầu: võ nghệ tinh Thiên hạ chính đang khao khát đấy,
Vắng người, ai kẻ đướng điều canh?
Năm 21 tuổi, ông đỗ thủ khoa kỳ thi Hương( Giải nguyên) khoa thi Giáp Thân đời vua Kiến Phúc(1884).
Đến khoa thi Hội năm Nhâm Thìn Thành Thái 4 (1892) ông đỗ thủ khoa (Hội nguyên), vào thi Đình ông lại đỗ thủ khoa ( Đình nguyên) nên gọi là: “Tam nguyên Thám hoa”.
Ở triều Nguyễn có ba vị tam nguyên
- Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San (Hoàng giáp)
- Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (Hoàng giáp).
- Tam nguyên Đôn Thư Vũ Phạm Hàm ( Thám hoa).
Hai vị Tam nguyên trên đỗ nhị giáp, riêng Vũ Phạm Hàm đỗ nhất giáp.
Sau khi đỗ Thám hoa, ông được cử vào làm báo Đồng Văn. Bài phú “Lê triều tiến sĩ đề danh bi” của ông được các báo Trung Hoa hồi ấy ngợi khen là văn chương lỗi lạc và uyên bác.
Ông được bổ đi làm Đốc học Hưng Hoá một thời gian rồi về làm Đốc học Hà Nội.
Khi vua Thành Thái ra thăm Hà Nội, ông có dâng một bài thơ:
Kỷ niệm tung tích hỗn trần sa,
Trùng chỉnh quan báo yết thuý hoa. Thần chức khu khu hiệu dương bái, Thánh tâm ẩn ẩn chúc hoàng hà.
Chúng tinh củng ngưỡng trùng tiêu đẩu,
Tam nguyệt tình phi ngũ thái hà,
Hạnh đắc long nhan hồi nhất cố,
Niên niên cho tháp cựu thời hoa.
'. Bốn chữ: Quân như bất xuất lấy điển Tạ An đời Tần có chữ: bất xuất như thường sinh hà (nếu không ra thì dân biết trông cậy vào ai). Thục điều canh lấy điển Phó Duyệt: Điều canh dụng nhữ tác diêm mai: ý nói vua tôi hợp nhau như người nấu canh vừa mắm muối.
i
Bản dịch của Nhân Phủ:
Bao năm dấu vết lẫn trần sa,
Nay sửa cân đai yết bóng cờ. Thần chức hân hoan ngoài trạm cỏ, Thánh tâm soi xét, xuống dân xa. Sao chùm rạng rỡ chầu cao đẩu,
Xuân cuối tung bay ánh thái hà.
Lại được long nhan thương đoái đến,
Bên tai còn giắt cánh hoa xưa.
Từ chức Đốc học Hà Nội, ông thăng án sát Hưng Hoá, sau về án sát Hải Dương.
Khi qua chơi Kiếp Bạc, ông có cúng đôi câu đối, đến nay còn treo trong đền.
Ý ông là:
Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí,
Lục đầu vô thuỷ bất trang thanh.
- Những núi ở Vạn Kiếp đều có kiếm khí.
- Nước ở sông Lục Đầu chỗ nào cũng có tiếng đóng cọc, đóng chông bày thế trận để bắt sống quân thù.
Khi ở Hải Dương, viên công sứ Pháp hồi ấy thích chơi hoành phi, câu đối vốn biết ông là bậc danh nho, mới xin một bức làm kỉ niệm. Ông cho bốn chữ:
Ôn kỳ như ngọc.
Chữ kinh thi, thiên Tần phong (ngôn niệm quân tử ôn kỳ như ngọc).
Mến người quân tử ôn hoà như ngọc quý.
Chủ tâm ông Thám cốt lấy điển Tần Phong là thơ khen người rợ phương Tây để tặng công sứ người Pháp.
Lập ý thật thâm thuý: ám chỉ Pháp chẳng qua chỉ là mọi rợ như Tây Nhung khi xưa bên Tầu.
Công sứ Pháp tất nhiên chẳng hiểu gì, trịnh trọng treo bức hoành giữa nhà khách.
Không may cho ông Thám: có một viên quan vốn bất bình với ông, nhân có dịp vào yết kiến công sứ, đứng ngắm nghía bức tranh khen kiểu đẹp chữ tốt, rồi trâm ngâm hồi lâu, gật gù nói khẽ:
- Bốn chữ này tuy là khen tặng nhưng hình như có bao hàm ý diễu cợt quan lớn thì phải.
Công sứ ngạc nhiên, bảo cắt nghĩa. Viên quan nói:
Ngọc đây nói bóng là ngọc hành, mà ngọc hành là cái ấy quan lớn hiểu chưa, không tin quan lớn cứ hỏi mọi người thì rõ.
hỏi:
Đến chiều, công sứ ra bàn giấy, gặp ai cũng chỉ vào đũng quần,
Cái này là cái gì?
Ai nấy đều trả lời lễ phép bằng tên chữ Hán chứ không dám nói nôm, thành ra đúng như chữ viên quan đã nói. Chúng khẩu đồng từ, khiến công sứ giận sôi lên sùng sục, lập tức cho chẻ ngay bức hoành phi “Sơn son thiếp vàng" và tìm ông Thám đến trách.
Vì công sứ câu chấp, ông Thám phân trần thế nào cũng không chịu nghe, nên từ đó ông bị làm khó dễ trong công vụ, ông bèn cáo quan về trí sĩ.
Về quê ông Thám mở trường dạy học, học trò rất đông, từ các tỉnh đến xin theo học, sau có nhiều người đỗ đạt.
Năm 1906 ông Thám tạ thế.
Dòng dõi cụ Thám không ngừng nối tiếp truyền thống vẻ vang của dòng họ Vũ Phạm. Ông Vũ Phạm Phổ, con trai thứ ba của cụ Thám làm Tri phủ Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã theo cách mạng từ năm 1945, làm Phó chủ tịch UBKCHC kiêm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có nhiều thành tích nên tháng 6 năm 1948 đã được chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen. Các thế hệ nối tiếp đã có nhiều người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ... sĩ quan cao cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang phục vụ cho sự nghiệp cách nạng của dân tộc. Một trong các chắt nội của cụ Thám là Tiến sĩ xã hội học Vũ Phạm Nguyên Thanh đã được giáo sư Vũ Khiêu tặng câu đối:
Kim cổ lừng danh dòng Vũ Phạm, Sơn Hà tỏ mặt gái Nguyên Thanh.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,782
  • Tháng hiện tại134,285
  • Tổng lượt truy cập2,018,420
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây