Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại Phong kiến Việt Nam

Thứ hai - 05/05/2025 20:04 6 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại Phong kiến Việt Nam

KHOA QUÝ HỢI- CẢNH HƯNG 4(1743) LÊ HIỂN TÔNG

68. KHOA QUÝ HỢI- CẢNH HƯNG 4(1743) LÊ HIỂN TÔNG
Khoa thi này, Đệ nhất giáp, tam khôi không có Trạng nguyên, Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa.
A. THÁM HOA PHAN KÍNH (1715- 1761)
Người xã Lai Thạch, huyện La Sơn. Nay thuộc xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 29 tuổi, đỗ Đình nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Quý Hợi(), niên hiệu Cảnh Hưng 4 (1743) đời Lê Hiển Tông. Lúc đầu ông được bổ chức Mậu lâm tá lang, Hàn lâm viện Đãi chế. Sau được bổ chức Tuyên uý phó sứ đi kinh lý Nghệ An (1745), làm giám khảo trường thi Hương ở Kinh Bắc (1747), được bồ chức Hiệp đồng đạo Sơn Tây (1748), thăng hàm Đông các đại học sĩ,
". Khoa thi này (1743) lấy đỗ 7 Tiến sĩ.
159
điều nhậm Đốc đồng Thanh Hoa (1752). Làm điều trần về tình Trạng dân chúng trong bản trấn; điều nhậm Thự Đốc thị Nghệ An (1758). Vì can gián trái ý ông bị biếm chức (1758). Sau được điều bổ chức Đốc đồng sứ Tuyên Quang. Làm Kinh lược sứ, cùng quan chức nhà Thanh hội khám việc biên giới hai nước (1759), kiêm lĩnh chức Tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hoá (1760). Lại đi hội khám việc biên giới Tây Bắc rồi lâm bệnh qua đời tại quân doanh Hưng Hoá (7- 1761). Triều đình ban cấp tử tuất trọng hậu, truy lặng chức Hữu thị lang bộ Hình, tước Quỳ Dương bá. Giao cho quan bộ Lễ hộ tống linh cữu về mai táng tại quê nhà.
Phan Kính, tự Dĩ Trực, tác phẩm có Dĩ Trực thi tập (hiện còn 41 bài cả chữ Hán và chữ Nôm).
69. KHOA MẬU THÌN- CẢNH HƯNG 9 (1748) LÊ HIỂN TÔNG
Khoa thi này, Đệ nhất giáp, tam khôi không có Trạng nguyên,
| Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa.
A. THÁM HOA NGUYỄN HUY OÁNH (1731- ?)
Người xã Lai Thạch, huyện La Sơn. Nay thuộc xã Song Lộc, huyện Can Lộc. tỉnh Hà Tĩnh. Anh của Nguyễn Huy Quýnh (Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn- 1772), cha của Nguyễn Huy Tự.
Năm 36 tuổi, đỗ Đình nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 9 (1748), đời Lê Hiển Tông. Năm Cảnh Hưng 26 Ất Dậu (1765) được sung chức Đông các đại học sĩ, làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Sau được thăng đến chức Lại bộ Tả thị lang, tước Thạc Lĩnh bá.
Về trí sĩ, sau lại được phục dụng, thăng đến chức Đô ngự sử. Ông mất thọ 77 tuổi.
Nguyễn Huy Oánh, hiệu Thạc Đình. Tác phẩm có Quốc sử tân yếu, và một số thi vãn được sưu tập trong Thạc Đình di cảo.
70. KHOA NHÂM THÂN- CẢNH HƯNG 13 (1752) LÊ HIỂN TÔNG
Khoa thi này, Đệ nhất giáp, tam khôi không có Trạng nguyên, Thám hoa, chỉ có Bảng nhãn.
(1) “. Khoa thi này (1748) lấy đỗ 13 Tiến sĩ.
A. BẢNG NHÃN LÊ QUÝ ĐÔN (1726-1784)
Người xã Diên Hà, huyện Diên Hà, nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Con của Lê Trọng Thứ.
Năm 27 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Nhâm Thân, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 13 (1752) đời Lê Hiển Tông. Từ thi Hương, thi Hội đến thi Đình đều đỗ đầu (Tam nguyên).
Ông là người thông minh cường ký, được làm Phó sứ sang nhà Thanh. Học vấn văn chương được cả người Thanh và sứ thần Triều Tiên ca ngợi. Khi trở về được thăng chức Thừa chỉ, tước Dĩnh Thành bá. Không bao lâu sau, ông cáo quan về quê nhà (1764), chuyên chú công việc biên soạn khảo cứu. Năm Đinh Hợi (1767), Trịnh Sâm chấp chính, theo lời khải của Nguyễn Bá Lân lại mời ông ra làm quan, thăng đến chức Nhập thị Bồi tụng, Hộ bộ Tả thị lang, tước Dĩnh Thành hầu.
Cuối năm Ất Mùi (1775), vì con ông là Lê Quý Kiệt gian lận trong thi cử nên ông bị liên đới, giáng xuống chức Lễ bộ thị lang.
Năm Bính Thân (1776), ông được bổ chức Tham thị kiêm Trấn thủ xứ Thuận - Quảng. ít lâu sau, ông lại được triệu về kinh đô, đổi làm Hộ bộ Tả thị lang, hành Đô ngự sử.
Năm Mậu Tuất (1778), ông đổi sang võ chức, làm Tả hiệu điểm, quyền Phủ sự, tước Nghĩa Phái hầu (năm ấy ông 53 tuổi).
Năm Quý Mão (1783), ông được cử làm Hiệp trấn Nghệ An. ít lâu sau, được gọi về triều giữ chức Đô ngự sử rồi qua đời. Sau khi mất, đượctruy tặng chức Công bộ Thượng thư. Lê Chiêu Thống lên ngôi, gia tước cho ông là Dĩnh Quận công.
Lê Quý Đôn, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Ông là nhà bách khoa, có nhiều công trình nghiên cứu biên soạn, sáng tác. Nổi tiếng nhất là các tác phẩm: Vân đài loại ngữ, Đại Việt thông sử, Toàn Việt thi lục, Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục, Bắc sứ thông lục, Quần thư khảo biện, Thư kinh diễn nghĩa, Quế Đường thi tập...
V. DANH SÁCH CÁC VI TAM KHÔI TRIỀU NGUYỄN
Theo quy định của Gia Long, triều Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên, do đó người đỗ cao nhất là Bảng nhãn.
(. Khoa thi này (1752) lấy đỗ 6 Tiến sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay5,747
  • Tháng hiện tại134,250
  • Tổng lượt truy cập2,018,385
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây