Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Thứ ba - 18/02/2025 01:26 12 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

58. KHOA ẤT SỬU- CHÍNH HOÀ 6 (1685) LÊ HY TÔNG
Khoa thi này, Đệ nhất giáp, tam khôi không có Trạng nguyên, Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa.
A . THÁM HOA VŨ THANH
Người xã Đan Luân, huyện Đường An. Nay là thôn Đan Luân, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Trú quán phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương. Nay thuộc phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội. Em của Vũ Huyện (Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn - 1712), cha của Vũ Huy (Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn - 1712).
Thi Hương đỗ Giải nguyên, năm 22 tuổi đỗ Đình nguyên. Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hoà 6 (1685) đời Lê Hy Tông.
Làm quan đến chức Thiêm đô ngự sử. Khi ông giữ chức Nội tán, Tiết chế Phủ Chúa là Trịnh Bính thường hỏi ông về việc công bên ngoài. Ông là người ngay thẳng chất phác bèn đem việc người trong Nội phủ thường xin xỏ gửi gắm việc kiện tụng nói với Trịnh Bính. Bính nói lại cho Chúa biết, Trịnh Căn tức giận truy hỏi ông, đình thần nhân đó
(1) Khoa thi này (1685) lấy đỗ 12 Tiến sĩ.
vu cho ông là nói xấu phủ Chúa, do đó ông bị bãi chức (1698). Ông về quê dạy học, học trò gần xa đến theo học tới hàng ngàn, nhiều người thành đạt nổi tiếng.
Sau lại được phục dụng, thăng đến chức Tự khanh kiêm Giám thị trường Võ học. Sau khi mất được truy tặng chức Tham chính. Tác phẩm hiện còn 24 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục.
59. KHOA CANH THÌN- CHÍNH HOÀ 21 (1700) LỆ HY TÔNG
Khoa thi này, Đệ nhất giáp, tam khôi không có Trạng nguyên, Thám hoa, chỉ có Bảng nhãn.
A . BẢNG NHÃN NGUYỄN ĐÌNH ỨC (1676 - 1712)
Người xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì . Nay là thôn nguyện áng, xã Đại áng, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội. Con của Nguyễn Đình Trụ (Tiến sĩ khoa Bính Thân- 1656), cháu gọi Nguyễn Quốc Trinh (Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi- 1659) bằng chú, em Nguyễn Đình Bách (Tiến sĩ khoa Quý Hợi- 1683), cháu họ Nguyễn Đình Quỹ (Tiến sĩ khoa ất Mùi- 1715).
Trước đỗ khoa Sĩ Vọng, năm 25 tuổi đỗ Đình nguyên: Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Canh Thìn, niên hiệu Chính Hoà 21 (1700) đời Lê Hy Tông. Làm quan đến chức Tham chính, thọ 37 tuổi.
60. KHOA CANH DẦN – VĨNH THỊNH 6 (1710) LÊ DỤ TÔNG
Khoa thi này, Đệ nhất giáp, tam khôi, không có Trạng nguyên, Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa.
A. THÁM HOA PHẠM KHIÊM ÍCH (1679- 1741)
Người xã Bảo Triện, huyện Gia Định. Nay là thôn Phương Triện, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trú quán xã Kim Sơn. Nay thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm. Tp Hà Nội. Cháu nội Phạm Mậu Tài, cháu họ Phạm Mậu Dị, em Phạm Mậu Thịnh, con nuôi Phạm Công Thiện.
(1). Khoa thi này (1700) lấy đỗ 19 Tiến sĩ.
Thi Hương đỗ Giải nguyên, năm 32 tuổi, đỗ Đình nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Canh Dần, niên hiệu Vĩnh Thịnh 6 (1710) đời Lê Dụ Tông.
Ông được bổ chức Hình bộ Tả thị lang, tước Phương Lĩnh hầu. Năm Bính Ngọ (1726), ông được cử làm Chánh sứ đi sứ sang nhà Thanh, khi về được thăng chức Hộ bộ Tả thị lang. Năm Mậu Thân niên hiệu Bảo Thái 9 (1728), ông được dự thi và đỗ đầu khoa Đông các, được thăng Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ.
Bấy giờ chúa Trịnh (Thuận Vương Trịnh Giang) là người đa nghi, ' lại thích lâu đài cung điện. Ông dâng sách Thẩm nhị nhất lãm để can gián. Chúa Trịnh rất khen ngợi, thưởng bạc lụa và ban cho ông làm Á bảo tá lý công thần, thăng chức Lại bộ Thượng thư, kiêm Đốc phủ Thanh Hoa, sau thăng đến chức Thái tổ.
Ông mất tại trấn Thanh Hoa, thọ 63 tuổi.
61. KHOA MẬU TUẤT- VĨNH THỊNH 14 (1718) LÊ DỤ TÔNG
Khoa thi này Đệ nhất giáp. tam khôi không có Trạng nguyên, Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa.
A.THÁM HOA VŨ CÔNG TỂ (1687- 1745)
Người xã Hải Bối, huyện Yên Lãng. Nay là thôn Hải Bối, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội.
Năm 32 tuổi, đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh 14 (1718) đời Lê Dụ Tông.
Năm Thái Bảo 7 (1726), ông giữ chức Bồi tụng, cùng với Hồ Phi Tích lên biên giới Tuyên Quang hội đồng với sứ thần nhà Thanh xem xét xác định đường quốc giới của hai nước. Khi Trịnh Doanh chấp chính, ông được vào triều tham dự chính sự, thăng đến chức Tham Tụng, Lại bộ Thượng thư, tước Lãng quận công.
Sau khi ông mất được truy tặng hàm Thiếu Bảo.
(). Khoa thi này (1710) lấy đỗ 21 Tiến sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,281
  • Tổng lượt truy cập1,705,414
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây