53. KHOA KỶ HỢI- VĨNH THỌ 2 (1659) LÊ THẦN TÔNG
A.TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN QUỐC TRINH (1625-1674)
Người xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì. Nay là thôn Nguyệt Áng xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Tp.Hà Nội. Anh của Nguyễn Đình Trụ (Tiến sĩ khoa Bính Thân- 1656); bác của Nguyễn Đình Bách (Tiến sĩ khoa Quý Hợi - 1683); Nguyễn Đình Ức (Thám hoa Canh Thìn - 1700).
Năm 35 tuổi, đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, được ban Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Kỷ Hợi”, niên hiệu Vĩnh Thọ 2(1659) đời Lê Thần Tông.
Ông từng được cử đi Chánh sứ sang nhà Thanh (1667) tạ ơn về việc nhà Thanh phong vương cho Lê Huyền Tông. Khi trở về được thăng chức Tả thị lang bộ Lại, tước Liên Trì tử.
Tháng 5 năm Giáp Dần, Đức Nguyên 1(6 - 1674) quân Tam phủ cậy công lao tôn phù sinh ra kiêu ngạo phóng túng, ông và Phạm Công Trứ bàn cách kìm hãm ức chế bớt đi. Vì thế bị quan Tam phủ đón đường giết chết.
Nguyễn Quốc Trinh khi làm quan tại triều khẳng khái, dám nói điều phải trái. Khi biết tin ông chết, dân chúng Thăng Long đều thương tiếc. Triều đình truy tặng ông chức Thượng thư bộ Binh, tước Trì quận công, tên Thuy là Cương Trung, phong làm phúc thần và hứa sẽ trọng dụng con cháu. Tác phẩm hiện còn 2 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
Giai thoại về Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh 3
Làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì (nay thuộc ngoại thành Hà
(1) Khoa thi này (1650) lấy đỗ 8 Tiến sĩ.
(2) Khoa thi này (1659) lấy đỗ 20 Tiến sĩ.
(3). Theo cuốn Văn hiến Kinh Bắc
Khải chúa thượng, xây đắp thế nào chẳng được, nhưng lòng thiên hạ không vui đâu.
Chúa tái mặt hỏi lại:
Thiên hạ trăm nghìn người, một mình ông làm sao biết được trăm nghìn bụng?-
Nguyễn Quốc Trinh ung dung đáp:
Thiên hạ là tôi đây. Lòng tôi không vui thì biết lòng thiên hạ.
Chúa nín lặng, không nói gì lên kiệu về cung. Tối hôm ấy, một cơn bão nổi lên, sét đánh gãy mấy cây cột đài. Trịnh Tạc đành bỏ, không cho dựng nữa.
B. BẢNG NHÃN NGUYỄN VĂN BÍCH (1620 - 1706)
Nguyên quán xã Bất Quần, huyện Quảng Xương. Nay thuộc thôn Thọ Sơn, xã Trường Lâm (Trường Sơn cũ) huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoa. Trú quán xã Ứng Mộ, huyện Vĩnh Lại. Nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Tp Hải Phòng. Cháu họ của Nguyễn Văn Khuê (Hoàng giáp khoa Canh Tuất- 1610); Nguyễn Đình Chính (Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn- 1652).
Năm 40 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ 2 (1659) đời Lê Thần Tông.
Ông từng được cử đi sứ sang nhà Thanh. Làm quan đến chức Lễ bộ Tả thị lang, Nhập thị kinh diên, tước tử, về trí sĩ, thọ 87 tuổi. Sau khi mất, được truy tặng chức Công bộ Thượng thư, tước Thọ Xương hâu.
C. THÁM HOA NGUYỄN VĂN THỰC (1631 - 1694)
Người xã Đại Bái, huyện Gia Định. Nay là thôn Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. TKL (Tam khôi lục) ghi tên là Nguyễn Quán (tức là căn cứ theo bản LTĐK (Lịch triều đăng khoa) in đời Nguyễn vì kiêng huý đã bỏ bộ “Miên" ở trên chữ Thực.
Năm 29 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ 2 (1659) đời Lê Thần Tông.
Làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư, tước tử, Nhập thị kinh diễn, thọ 64 tuổi. Khi mất được truy tặng chức Lại bộ Thượng thư, tước Quận công.
54. KHOA TÂN SỬU- VĨNH THỌ 4 (1661) LÊ THẦN TÔNG
A . TRẠNG NGUYÊN ĐẶNG CÔNG CHẤT (1622 - 1683)
Người xã Phù Đổng, huyện Tiên Sơn. Nay là thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nguyên quán xã Thái Bạt, huyện Bất Bạt. Nay là thôn Thái Bạt, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Dòng dõi của Trần Văn Huy (Hoàng giáp khoa Nhâm Tuất- 1442); Trần Cận (Tiến sĩ Kỷ Sửu- 1469); Tằng tôn Đặng Công Toản (Tiến sĩ khoa Canh Thìn 1520); ông nội Đặng Công Diễn (Tiến sĩ khoa Đinh Mùi - 1727).
Năm 40 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Tân Sửu", niên hiệu Vĩnh Thọ 4 (166 1) đời Lê Thần Tông.
Năm 1682, được cử đi sứ sang nhà Thanh. Làm quan đến chức Tham Tụng, Hình bộ Thượng thư, tước tử. Mất tháng 8 năm Chính Hoà 4 (9- 1683) thọ 62 tuổi. Được truy tặng chức Thiếu bảo, Thượng thư bộ Lại, tước bá.
B. BẢNG NHÃN ĐÀO CÔNG CHÍNH (163 9 -?)
Người xã Hội Am, huyện Vĩnh Lại. Nay là thôn Hội Am, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng.
Năm 23 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ 4 (1661) đời Lê Thần Tông.
Ông từng được cử đi sứ sang nhà Thanh (1673). Làm quan đến chức Lại bộ Hữu thị lang, Nhập thị kinh diễn, tước nam. Khi mất được truy tặng chức Lại bộ Tả thị lang, tước tử.
Giai thoại về Đào Công Chính
Đào Công Chính từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, năm 13 tuổi đi thi Hương đỗ Hương cống. Do đó đương thời có câu "Ông Cõi 13 Thanh Hà 14”. Cõi là tên nôm, làng Hội Am. Những khi rỗi việc quan, ông ham biên khảo trứ tác, tác phẩm có:
Trùng san Lam Sơn thực lục (cùng soạn với Hồ Sĩ Dương)
(1) Khoa thi này (1661) lấy đỗ 13 Tiến sĩ.
Bắc sứ thi tập gồm những bài thơ làm khi đi sứ.
Bảo sinh diên thọ toản yếu.
Trong trứ tác của ông có cuốn sách thuốc Bảo sinh diên thọ toản yếu do Định Nam Vương Trịnh Căn sai soạn, năm 1676 khắc ván in, rất có giá trị.
Nội dung sách gồm phần lý luận dựa vào các sách đạo Lão, của các bậc chân nhân tu luyện theo phương pháp đạo Lão như Đào Hoằng Cảnh, Lã Đồng Tân, Trần Đoàn. Phần trị liệu dựa vào các sách thuốc của Tuân Sinh, Đạt Sinh, Nguyệt Lệnh, bản thảo cương mục... để bàn về phép vệ sinh, phép rèn luyện tâm thần, thao luyện, phép hít thở, xoa bóp v.v...
Ở quê Đào Công Chính vẫn lưu truyền câu: “Thánh thuốc Nam Hội Am Vĩnh Lại”. Chứng tỏ ông là một danh y nước ta thế kỷ 17.
C. THÁM HOA NGÔ KHUÊ (1633 - ?)
Người xã Chi Nê, huyện Chương Đức. Nay là thôn Chi Nê, xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Cháu nội Ngô Cung (Hoàng giáp khoa Quý Mùi- 1583); anh của Ngô Cầu (Tiến sĩ khoa Canh Tuất- 1670).
Năm 29 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ 4 (1661) đời Lê Thần Tông.
Làm quan đến chức Công bộ Tả thị lang, tước nam. Ông đã một lần được đi sứ sa ng nhà Thanh, sau lai được cử lên biên giới tiếp sứ Thanh. Sứ giả Thanh ca ngợi ông là bậc giai nhân sĩ của nước Nam. Ông làm quan đến chức Bồi tụng. Hộ bộ Tả thị lang, tước Lam Phái nam, về trí sĩ. Sau khi mất được truy tặng chức Tả thị lang bộ Hộ.
Ý kiến bạn đọc