Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Thứ bảy - 04/01/2025 19:15 33 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

16. KHOA ĐINH MÙI- HỒNG ĐỨC 18 (1487) LÊ THÁNH TÔNG

A . TRẠNG NGUYÊN TRẦN SÙNG DĨNH (1465 - ?)
Người xã Đông Khê, huyện Thanh Lâm. Nay là thôn Đông Khê, xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Anh của Hoàng giáp Trần Năng.
Năm 23 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487) đời Lê Thánh Tông.
Làm quan đến chức Hộ bộ Thượng thư. Khi mất được dân bản xã phong làm phúc thần.
Tác phẩm hiện còn 5 bài thơ họa thơ Lê Thánh Tông chép trong Toàn Việt thi lục.
B . BẢNG NHÃN NGUYỄN ĐỨC HUẤN
Người xã An Định. huyện Chí Linh. Nay thuộc xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chính quán xã Cổ Châu. Nay thuộc xã Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương.
Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487) đời Lê Thánh Tông.
Ông từng được cử đi sứ. Làm quan đến chức Thượng thư, tước Ninh quận công. Tác phẩm hiện còn 6 bài thơ hoạ thơ Lê Thánh Tông, chép trong Toàn Việt thi lục.
Khoa thi này (1487) lấy đỗ 60 Tiến sĩ.
C. THÁM HOA THÂN CẢNH VÂN (1463-?)
Người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng. Nay là thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cháu nội Thân Nhân Trung, con của Thân Nhân Tín.
Năm 25 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487) đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Thị lang.

17. KHOA CANH TUẤT- HỒNG ĐỨC 21 (1490) ĐỜI LÊ THÁNH TÔNG

A . TRẠNG NGUYÊN VŨ DUỆ (1468 - ?)
Người xã Trịnh Xá, huyện Sơn Vi . Nay là thôn Trịnh Xá, xã Lê Tinh (cũ), huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Năm 23 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức 21(1490) đời Lê Thánh Tông. Ông vốn tên là Vũ Nghĩa Chi, Vua cho đổi tên là Vũ Duệ.
Làm quan trải các chức Trinh ý bỉnh văn công thần, Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, Thiếu bảo, tước Trình Khê hầu. Khi nhà Mạc cướp ngôi, theo Vua Chiêu Tông chạy vào Thanh Hoá, ông đội mũ mặc áo chỉnh tề, lạy lăng các vua Lê ở Lam Sơn rồi tự sát. Đến đời Lê Trung Hưng, ông được phong là phúc thần. Tác phẩm còn 9 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục.
Giai thoại về Trạng nguyên Vũ Duệ (2)
Ông là con nhà nghèo, bố mẹ không đủ gạo tiền cho ăn học. Hằng ngày phải trông em, nấu nước để cho bố mẹ đi làm đồng. Nhưng nhờ trời ông rất sáng dạ, lại rất hiếu học. Như đã thành lệ, mỗi buổi sáng khi ông đồ ngồi vào bục giảng, ông lầm nhầm đếm chừng 20 học trò hiện diện của ông, thì ông cũng không quên đưa mắt nhìn ra hè để ý "cậu học trò không chính thức cõng em đứng ngoài hiên, có đôi mắt hau háu nhìn về phía ông. Phải đến quá nửa các em trong lớp ghen ghét không muốn cho đứa trẻ cõng em đến nghe lỏm bài học của mình. Trong bọn chúng bụng thì tức tối, nhưng không dám hé răng nói nửa
(). Khoa thi này (1490) lấy đỗ 54 Tiến sĩ.
(2). Theo cuốn Kho tàng về các ông Trạng Việt Nam.
lời, vì chúng đã hiểu ý thầy là mặc để cho cậu ta nghe giảng bài, chẳng thiệt hại gì. Quả là ông đã nghĩ như vậy thật, nhưng với một thời gian khá lâu, kể từ khi ông đồ bước tới lớp học này thì cũng quá nửa năm rồi còn gì, ấy thế mà cậu học trò học lỏm kia vẫn kiên trì, chuyên cần tới lớp không chịu vắng một buổi. Rồi một hôm, ông đồ nảy ra ý nghĩ muốn đuổi khéo cậu học trò học lỏm kia bằng cách: Nêu ra một câu hỏi khá hóc búa rồi bất chợt kiểm tra cậu ta. Nếu cậu ta không trả lời được thì sẽ thẹn mà tự thoái, chứ ông không phải đuổi mất lời, tốn hơi sức. Nhưng nếu quả thật là một cậu bé có tài năng mà đáp nổi câu hỏi thì ông sẽ tìm cách cưu mang. Trước khi kiểm tra "cậu học trò học lỏm", ông đồ lần lượt gọi các em học chính thức trong lớp trước. Ông đã hỏi quá nửa lớp nhưng chẳng em nào đáp được câu hỏi của ông. Bấy giờ ông mới dừng lại và hướng đôi mục kỉnh ra ngoài hiên, nơi có cậu học trò đang cõng em, đôi mắt còn đang chăm chắm nhìn về phía ông đồ ý chừng cậu ta muốn trả lời thay cho các bạn ở trong lớp. Thấy vậy ông đồ ôn tồn hỏi: “Liệu con có đáp được câu hỏi của ta không?" "Dạ, thưa thầy được ạ". Cậu ta thản nhiên trả lời như vậy. Ông đồ gật đầu: "Con thử nói xem sao". Cậu ta trả lời rất trôi chảy và mạch lạc. Ông đồ gật gật đầu tán thưởng. Cả lớp đều trố mắt kinh ngạc và thán phục. Bấy giờ ông đồ mới biết tên em là Nghĩa Chi. Cái tên Nghĩa Chi tuy là hay nhưng chưa xứng với tài năng của con. Nay thầy đổi cho con cái tên là Duệ, liệu có vừa ý con không?" Nghĩa Chi vái tạ thầy rồi ra về. Ngay sau buổi học hôm ấy, ông đồ đến tận nhà vận động, khuyên nhủ cha mẹ cho Duệ đi học. Duệ đến lớp chính thức chỉ vài tháng, cậu vươn lên hàng đầu. Cậu được thầy yêu, bạn mến, vì học giỏi và hay thơ.
Khi thi Hương, Duệ đỗ Giải nguyên.
Vũ Duệ không chỉ học giỏi, mà đối đáp biện bạch cũng tài. Nên mới có truyện rằng:
Một hôm có một người khách lạ đòi nợ, tới cửa hỏi ông: “Cha cháu đi đâu?", ông trả lời: "Giết một người", "Mẹ cháu đi đâu?", ông trả lời: "Sinh một người". Khách lấy làm lạ bèn hỏi nguyên do. Ông đòi thưởng, khách nói: "Không dấu ta, ta xoá nợ đi cho" ông bèn lấy nắm bùn đưa lên tay xin khách làm dấu và cười đáp: "Cha tôi đi nhổ mạ, mẹ tôi đi cấy mạ, thế thôi". Khách lấy làm lạ. Hôm sau khách đến đòi nợ, ông đưa câu chuyện bùn đất nêu ra hôm qua, khách đành phải xoá nợ. Ông được cha cho đi học và lấy tiền nợ ấy giúp vào việc đèn sách.
B. BẢNG NHÃN NGÔ HOÁN (1460- 1522)
Người xã Thượng Đáp, huyện Thanh Lâm. Nay thuộc xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Năm 31 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức 21(1490) đời Lê Thánh Tông, là thành viên hội Tao Đàn.
Làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư, sợ Mạc Đăng Dung cướp ngôi, ông theo vua Quang Thiệu chạy vào Tây Đô, tử tiết (11 - 1522). Sau nhà Lê Trung Hưng, được truy phong là Suy trung công thần, gia phong phúc thần. Tác phẩm hiện còn 13 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
C. THÁM HOA LƯU THƯ NGẠN
Người xã Đa Nghi, huyện Vĩnh Lộc. Nay thuộc vùng đất huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức 21(1490) đời Lê Thánh Tông.
Làm quan đến chức Hàn lâm viện thị chế.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,214
  • Tổng lượt truy cập1,705,347
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây