Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại

Thứ hai - 27/01/2025 18:56 29 0

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại

Nguyễn Ngọc Loan và Huỳnh Văn Cao trước cuộc đọ sức giữa bàn thờ và xe bọc thép

Nguyễn Cao Kỳ viết : “Một số binh sĩ thuộc Quân đoàn I đi theo những người Phật tử đã thực sự chĩa pháo của họ về phía căn cứ không quân Đà Nẵng khi máy bay của chúng tôi đáp xuống và đã đe dọa cho nổ súng.”
Từ trên cao, máy bay phe Kỳ quần thấp nhiều vòng quanh căn cứ pháo binh của quân đội ly khai để “thả xuống một thông điệp” đanh thép, đại ý bảo rằng nếu dưới đất phát pháo, “không đoàn máy bay khu trục và ném bom” sẽ hành động trả đũa bằng cách oanh kích san bằng căn cứ.
Xa xa, ngoài vòng đai sân bay, tiếng súng giao tranh nổ vang trên đường phố Đà Nẵng vọng đến tận bãi biển Honolulu, đánh thức tướng Westmoreland trong tuần nghỉ phép hiếm có. Ông được Washington báo tin tướng Kỳ vừa xua lực lượng đặc nhiệm từ Sài Gòn ra Đà Nẵng tập kích. Và lính nhảy dù, thủy quân lục chiến, có xe tăng yểm trợ đã tiến chiếm đài phát thanh, tòa thị trưởng, sở chỉ huy quân đoàn và các địa điểm then chốt.
Trước diễn biến nóng bỏng đó, Westmoreland được lệnh ngưng ngay đợt nghỉ phép với gia đình trước thời hạn. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara yêu cầu ông tức tốc về lại Sài Gòn vào ngày 20.5.1966, khi cuộc tập kích đã qua giai đoạn mở đầu. Ông ghi chép nhiều sự việc trước và sau khoảng thời gian ấy trong hồi ký xuất bản năm 1975 tại NewYork. Trong đó có các chi tiết liên quan đến xung đột giữa Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia của chế độ Sài Gòn và Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân đoàn I, quanh quyết định tấn công chùa chiền và đạp đổ “bàn thờ Phật xuống đường”.
Westmoreland viết là vào lúc Huế, Đà Nẵng lâm vào tình trạng gần như “vô chính phủ”, Huỳnh Văn Cao vẫn làm Tư lệnh Quân đoàn I về danh nghĩa . Theo Westmoreland, thâm tâm Cao không muốn nhậm chức tại vùng đất đang sôi sục ngoài Trung. Một lần Cao “chấp nhận” bay ra Huế trên chiếc trực thăng cùng phụ tá cố vấn cao cấp Arch Hamblen, Cao cố gắng thuyết phục một cách yếu ớt các sĩ quan Sư đoàn I và sinh viên học sinh Huế lại là Phật tử. Gia đình họ theo Phật giáo lâu đời, cha mẹ anh chị em và bà con họ đang tham gia đấu tranh chống Thiệu – Kỳ, đòi bầu cử dân chủ, nên lời nói của Cao còn khoảng cách rất xa mới đến được “bàn thờ Phật”. Cao và cố vấn Hamblen quay về Đà Nẵng. Westmoreland thuật :
“Sắp lên máy bay thì một đám đông khoảng 100 sinh viên và lính tráng ùa tới. Chiếc trực thăng khởi động chực nhích khỏi mặt đất thì một sĩ quan Nam VN cấp bậc trung úy rút khẩu súng cỡ 45 bắn hai phát vào cánh quạt đằng đuôi máy bay. Lính Mỹ gác súng máy ở cửa máy bay, theo hiệu lệnh của cố vấn Hamblen, liền nổ súng giết viên trung úy Nam VN. Mặc dù bị hư hỏng, chiếc trực thăng vẫn được viên phi công cố lái vượt thoát lên rồi tìm cách hạ xuống bên ngoài thành phố để chuyển những người đi trên máy bay sang chiếc trực thăng hộ tống”.
Cao hiện rõ lo lắng trên chuyến bay về Đà Nẵng, có lẽ tái xanh mặt vì chuyện vừa rồi, khiến Westmoreland ấn ngòi bút nhiếc: “Cao quá tồi!”. Về Đà Nẵng, Nguyễn Ngọc Loan bấy giờ được Kỳ cử ra miền Trung chỉ huy cảnh sát “chống nổi loạn” đã bất thần tự tung tự tác hạ lệnh tấn công các chùa chiền mà Loan cho rằng nằm trong tay “bọn ly khai” có vũ trang. Các đợt tấn công rất ác liệt do không quân đảm nhiệm mà Nguyễn Chánh Thi lúc đó đang có mặt ngoài Trung ghi nhận là khó mà đếm hết một lượt số “chùa chiền và nhà cửa bị trúng bom cháy rụi!”.
Quyết định Nguyễn Ngọc Loan khiến Cao ức lắm. Vì Cao là người Công giáo, sợ rằng tấn công chùa sẽ khơi dậy lời đồn “đàn áp tôn giáo”.  Nên lúc đầu, Cao dè dặt, tránh né và từ chối ra lệnh tấn công đó. Thế mà Loan dám làm. Cuộc xung đột của Cao và Loan dẫn đến cãi vã tay đôi tại một địa điểm chỉ huy của Quân đoàn I. Hồi ký Westmoreland kể : “Cố vấn Hamblen “đã nhìn qua cửa sổ thấy Loan đang chống nạnh tranh luận hùng hổ với Cao trong khi các sĩ quan đi đi lại lại, một người khác đứng sau Cao đang vung một khẩu súng lục gần đầu Cao (ý chừng sắp bắn), Hamblen chạy vội lại ….  Về sau Cao nhắc việc Hamblen cứu mình thoát chết”.
Cao xin tỵ nạn chỗ tướng Walt, hàng ngày ẩn mặt trong văn phòng Thompson, hầu như không làm gì ngoài cầu nguyện. Ông chỉ tin Chúa lòng lành trên cao kia, còn dưới đất, Westmoreland viết: “Cao nói ông không tin người Việt Nam nào, trừ vợ ông” (!!!).
Thế người Mỹ? Cao phó mặc cố vấn Hamblen thay mình mọi sự, quá là hợp lý. Westmoreland: “Cứ để Cao ẩn náu trong sở chỉ huy của Mỹ, đồng thời về danh nghĩa cứ để ông ta làm tư lệnh Quân đoàn I là có lợi vì nó cho phép Arch Hamblen  thực tế nắm quyền chỉ huy Quân đoàn I” (!). Khi Cao lọt hẳn sau cánh lá chắn của sở chỉ huy Mỹ, Loan ở bên ngoài mặc tình tiếp tục đánh phá chùa chiền , đàn áp Phật tử, sinh viên học sinh, thỏa tính hung hãn. Loan là tay hiếu sát mà sau này người ta gớm mặt, khi Loan tự tay giương súng bắn vào đầu tù binh trên đường phố Sài Gòn đầu xuân Mậu Thân 1968. Còn dạo đó, theo Tiếng hát những người đi tới “Báo Thanh Niên – Báo Tuổi Trẻ – Nhà Xuất Bản Trẻ 1993): “lần đầu tiên ngày 7.6.1966, đồng bào Phật tử Huế huy động nhà nhà đưa bàn thờ xuống đường làm chướng ngại vật. Biện pháp này gây xúc động tâm lý trong nhân dân, nhưng đối với bọn Nguyễn Ngọc Loan thì không ăn thua gì. Y ra lệnh cho xe tăng …tới luôn!”.
Kết quả cuộc đọ sức giữa các bàn thờ bất động với xe bọc thép, dĩ nhiên lư hương, tượng Phật phải ngã lăn lóc bên đường. Về phía Mỹ, Washington đã chỉ thị cho tướng Walt phải giữ “thái độ trung lập” đối với hai phe “nội chiến”. Nhưng thật khó giữ điềm tĩnh trong cảnh lửa bỏng và cuộc va chạm đầu tiên giữa thủy quân lục chiến Mỹ với binh lính Nam Việt Nam xảy ra đến bên bờ sông Hàn vào ngày 18.5.1966 khi khối chất nổ lớn được cài dưới chân cầu với lời đe dọa sẽ kích hỏa để diệt một toán quân Mỹ sắp ngang qua

Nguồn tin: Nghiên cứu Lịch sử tổng hợp từ Một thế giới Các bài viết trên trang thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Dự án Nghiên cứu Quốc tế. © Bản quyền các bài viết và bài dịch thuộc về các tác giả, dịch giả và Dự án Nghiên cứ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay5,328
  • Tháng hiện tại85,517
  • Tổng lượt truy cập1,762,650
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây