Hồi ký tướng tá Gài Gòn xuất bản ở hải ngoại

Chủ nhật - 02/02/2025 17:47 28 0

Hồi ký tướng tá Gài Gòn xuất bản ở hải ngoại

Hai cuộc chạm trán của tướng Walt với tư lệnh hai phe “nội chiến”
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2015/04/nguyen_cao_ky_da_nang_1966_odss.jpg
Thủ tướng Nam VN Nguyễn Cao Kỳ (trái) tham dự lễ tấn phong Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao (phải) là chỉ huy quân sự mới để trấn áp nổi loạn tại Đà Nẵng, ngày 18.5.1966

Lẽ nào quân ly khai đóng bên kia cầu lại đi khiêu khích lính thủy đánh bộ Mỹ gác bên này sông Hàn? Họ không dại gì làm như thế. Để tìm hiểu nguyên do và làm dịu bớt “khối chất nổ”, tướng Walt quyết định đích thân ra giữa cầu gặp tư lệnh quân ly khai, nói “lập trường trung lập” của Mỹ và thuyết phục hãy gỡ bỏ chất nổ cài sẵn dưới chân cầu.
Ngay lúc đó, một sĩ quan công binh do tướng Walt sắp đặt trước lặng lẽ luồn xuống gầm cầu, bò tìm các dây điện gây nổ nằm quanh đó và cắt bấm chúng đi. Xong việc, viên sĩ quan Mỹ ra tín hiệu để tướng Walt biết. Walt không dài dòng nữa và “hẹn cho viên tư lệnh Việt Nam (phe ly khai) trong vòng 5 phút phải rút quân đi và gỡ bỏ chất nổ”. Giọng tướng Walt đầy cứng rắn, lệnh, và chờ … mãi mấy phút vẫn thấy “Viên tư lệnh Việt Nam im lặng”! “Viên tư lệnh” này đang chờ đợi một cái chết “quyết tử” và mang theo tướng Walt đi cùng? Đúng vậy, Westmoreland kể tiếp :
Lúc giờ hẹn đã đến, viên tư lệnh quân ly khai nói (với tướng Walt): “Này thưa ông, chúng ta sẽ cùng chết với cây cầu này!” rồi đưa tay phải lên cao như tuồng ra hiệu giật sập cầu … Nhưng ông ta không hay biết gì về khối thuốc vừa bị bứt khỏi dây dẫn điện và đang nằm bất động, im lìm, không nổ được. Phần tướng Walt dẫu biết khối nổ được sĩ quan công binh của mình vô hiệu hóa, nhưng vẫn hồi hộp chẳng hiểu công việc có mỹ mãn hay không. Thật mỹ mãn, khi dứt lời cầu nguyện ngẩng lên, Walt “thấy người lính Nam Việt Nam ở phía đầu cầu bên kia ấn chiếc phao lặn xuống” và một tiếng nổ kinh hoàng tiếp đó? Không, không có gì, chiếc cầu không bị giật sập, và lính Mỹ được lệnh băng qua phía bên kia để làm nhiệm vụ của họ.
Sau chuyện đó, tướng Walt rời thế “trung lập” lần nữa để “nhúng tay” can thiệp khi quân ly khai chiếm giữ kho đạn chứa hàng tấn chất nổ nằm ở ngoại ô Đà Nẵng. Quân trung thành của Kỳ và Thiệu dọa tiến chiếm lại kho đạn trên. Ở đỉnh điểm tinh thần “quyết tử”, các sĩ quan ly khai tuyên bố sẽ cho nổ tung kho đạn, không chừa một viên nào cho Kỳ – Thiệu săn thỏ cả, hoặc là họ sẽ tập trung phân phát hết cho dân chúng bạo động, chặn đánh đối phương, như vậy thiệt hại khó lường trước.
Walt thương lượng để “vô hiệu hóa” kho đạn chia sẻ quyền bảo vệ khu vực chung quanh. Bấy giờ, theo Westmoreland: “Vì các trận đánh trên đường phố Đà Nẵng thỉnh thoảng lại nổ ra, Thủ tướng Kỳ đã ra lệnh cho máy bay của không quân Việt Nam tấn công các ổ đề kháng còn lại”, Walt quay qua thuyết phục người chỉ huy không quân địa phương trung thành với “chính phủ” hãy hủy bỏ kế hoạch bắn phá bằng rốc-kết, hoặc bằng bom Mỹ, nhằm bảo vệ an toàn và mang lại cảm giác bình yên hơn cho nhân viên dân sự Mỹ tại Đà Nẵng.
Đã có lần Nguyễn Cao Kỳ nhắc tới trường hợp Walt căng thẳng với tướng tổng tham mưu trưởng của Kỳ ngoài Trung. Tướng đó gọi dây nói về Sài Gòn thuật lại: “Walt yêu cầu tôi ngưng cuộc hành quân và nếu chúng ta tiếp tục sử dụng máy bay yểm trợ, ông ta đe dọa sẽ cho máy bay Hoa Kỳ bay lên để bắn rớt các máy bay của chúng ta”.
Nghe báo cáo, Kỳ vội liên lạc với đại sứ Cabot Lodge để hỏi xem Hoa Kỳ có chủ trương nhúng tay ngăn cản ông tiến hành tập kích Đà Nẵng không. Đại sứ Lodge cách đó không lâu bảo Kỳ là Nhà Trắng tin tưởng vào giải pháp “cứng rắn” của Kỳ, nên trả lời: Washington sẽ có chỉ thị thêm và cụ thể cho Walt hành động đúng mức. Kỳ vẫn chưa yên tâm và bay ra Đà nẵng xem sao. Ở đó Kỳ và Walt đụng độ nhau “nảy lửa” trước khi họ chịu ngồi chung với nhau trong bữa ăn có “chai tương ớt Tobasco trên bàn” như Kỳ quan sát và kể lại đầy thích thú. Kỳ kể sau này Walt và Kỳ thân lắm, mỗi tháng Walt đều gởi cho Kỳ một thùng tương ớt Tobasco mà Kỳ rất ưa dùng, cho đến ngày 30.4.1975 vẫn còn cả chục thùng Walt gởi để lại Việt Nam.
Phần Westmoreland thuật hôm Walt yêu cầu viên tư lệnh không quân của Kỷ ở Đà Nẵng ngưng bắn phá nhưng bị từ chối với lý do cấp chỉ huy cao nhất của ông ta ở Sài Gòn (Kỳ) không chấp thuận, Walt đã hạ lệnh theo dõi và báo ngay giờ cất cánh sắp tới của máy bay. Không lâu sau, ông được biết một số đã rời phi đạo đi bắn phá, tức khắc ông ra lệnh báo động cho 4 chiếc phản lực Mỹ sẵn sàng bay lên.
Rủi ro đã đến “máy bay Việt Nam bắn rốc-kết vào quân ly khai ở gần một doanh trại của lính đánh bộ Mỹ, ba phát rốc-kết đã nổ lạc vào doanh trại làm ba lính Mỹ bị thương”. Walt nóng người ra lệnh hai máy bay Mỹ xuất phát, vượt lên trên các máy bay Việt Nam để chiếm độ cao ưu thế và liên lạc thông báo khẩn với tư lệnh không quân Đà Nẵng là “nếu bắn thêm một quả đạn rốc-kết nào nữa, sẽ ra lệnh để máy bay Mỹ nổ súng đáp lại từ trên không…” Westmoreland viết tiếp: “Không dễ dàng chịu khuất phục, viên tư lệnh Việt Nam cho 4 máy bay cất cánh bay cao hơn máy bay phản lực của lính thủy đánh bộ Mỹ” hình thành tầng máy bay thứ ba trên không trung.
Không dừng lại, tướng Walt kiên quyết đưa thêm hai chiếc phản lực của mình vút lên, lập tầng thứ tư cao hơn nữa!
Cuộc bay lượn đầy sát khí trên bốn tầng mây kéo dài ngót hai tiếng đồng hồ. Chỉ cần một phút không kiềm chế, thậm chí vài giây không chiến, mối tình “tương ớt Tobasco” giữa tướng Walt và Kỳ hẳn phải chảy đầy một quá khứ chua cay!

Nguồn tin: Nghiên cứu Lịch sử tổng hợp từ Một thế giới Các bài viết trên trang thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Dự án Nghiên cứu Quốc tế. © Bản quyền các bài viết và bài dịch thuộc về các tác giả, dịch giả và Dự án Nghiên cứ:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay5,328
  • Tháng hiện tại85,418
  • Tổng lượt truy cập1,762,551
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây