Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại

Chủ nhật - 02/02/2025 18:26 32 0

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại

Nguyễn Văn Thiệu hứa cuội với Nguyễn Chánh Thi và hạ đo ván tướng Kỳ lần đầu tiên ra sao?

Đích thân vào ‘thăm” Nguyễn Chánh Thi tận nơi giam giữ, đại tướng Mỹ Samuel Wilson thông báo chính ông ta đứng ra “dàn xếp như ý muốn” của ông Thi. Nghĩa là “những anh em can dự vào biến động miền Trung sẽ được thả”. Phần tướng Thi, còn được một tuần đến 10 ngày để chuẩn bị rời khỏi Việt Nam vô thời hạn.
Theo ông Thi, ông không có trương mục gửi nhà băng Thụy Sĩ hoặc các ngân hàng khác. Hội đồng quân lực Sài Gòn phải trợ giúp ông 5.000 đô la, may cho 5 bộ đồ lớn tại hiệu may Tân Tân đường Tự Do và mua “tặng” tấm vé máy bay Sài Gòn đi Hoa Thịnh Đốn không đăng ký khứ hồi. Một trời tâm sự của Nguyễn Chánh Thi viết:
Ngày 29.7.1966, tôi và hai đứa nhỏ, Nguyễn Chánh Hiển 9 tuổi và Hoàng Thị Hoàng Yến 7 tuổi được đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất đi Mỹ”.
Số ông lận đận, ngay chuyến bay biệt xứ đó cũng gặp trắc trở. Theo một tờ báo đương thời: “Tướng Thi cùng 2 trong 4 đứa con (vợ ông sống với người khác từ hồi ông bị Ngô Đình Diệm kết tội “phản nghịch” phải trốn sang Campuchia năm 1960-1963) và một hầu cận (?) rời Sài Gòn đi Hoa Thịnh Đốn nhưng một cuộc đình công của nhân viên hàng không làm họ kẹt ở Honolulu”. Cả bốn người chuyển sang chiếc phản lực cơ Air Force One đi nhờ đoạn đường còn lại. Ông Thi viết:
Chuyến lưu đày nào mà không buồn! Đi thì đi nhưng tôi không ngờ lại bị giam hãm ở nước này (Mỹ) lâu đến thế!”
Bốn năm sau, vào giữa tháng 12.1970, tờ Baltimore Sun tiết lộ “phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ trong chuyến sang Mỹ đã gặp tướng Thi” nhưng cuộc gặp gỡ này đầy kịch tính và được nữ phái viên Rose Kusnher tường thuật khá sinh động:
Ông Kỳ “ngồi hàng ghế đầu ở câu lạc bộ quốc gia báo chí tại Hoa Thịnh Đốn ghì lấy lưng ghế rồi quay lại ra lệnh một cách vội vàng … Liền đó, ông Đặng Đức Kh. (tuân lệnh) đi nhanh đến dãy bàn nằm đối diện diễn đàn rồi ngồi mọp xuống bên cạnh chiếc ghế của một người Việt Nam khác cũng có bộ râu như ông Kỳ là trung tướng Nguyễn Chánh Thi để chuyển lời mời tướng Thi đến ngồi với phó tổng thống Kỳ tại bàn tiệc đặt ở hàng đầu, tướng Thi đã từ chối”.
Đến bữa cơm được dọn ở trụ sở trên, những người biểu tình thuộc nhiều phe nhóm hò hét bên ngoài, ông Kỳ được bảo vệ kỹ lưỡng, nhưng hẳn nhiên không thoải mái lắm bởi hàng rào an ninh chìm nổi vây quanh, trong lúc “tướng Thi tự do đi đi lại lại trong phòng tiệc đầy người, ngưng lại nói chuyện với thân hữu cũ như tướng Lewis Walt, cựu tư lệnh bộ chỉ huy thủy quân lục chiến Mỹ tại Đà Nẵng thời miền Trung biến động. (…) Tướng Thi phà khói sau khi hít những hơi thuốc trong chiếc ống điều ngà cũ xì và thuật lại những diễn biến đưa đến việc ông bị hạ bệ”.
Ông nói vào lúc đó (1966), Mỹ tung một lúc quân lính và đô la ào ào vào Nam Việt Nam. Đô la Mỹ làm mờ mắt nên không ai muốn từ bỏ quyền hành của mình đang nắm, vì “có quá nhiều cơ hội để trở nên giàu có”, ngược lại họ lanh lùng loại trừ những tiếng nói phản kháng. Thậm chí họ đành tâm nghe theo ý kiến ngấm ngầm chỉ vẽ của “đại sứ Cabot Lodge và vị phụ tá là ông Philip Habib cho phi cơ Mỹ dội bom Đà Nẵng khi dân chúng nổi dậy phản đối …”!
Những lời bộc trực cứng cỏi đó chắn hẳn phải gây khó cho ông trong chuyện ông xin hồi hương về Việt Nam vào đầu năm 1972. Ông Thiệu bắn tin qua báo Sóng Thần (một tờ báo “thông thạo nhất về tin tức của phía chính quyền”) là “sự trở về của ông Thi có một vài khiếm khuyết về thủ tục, ông (Thiệu) cũng sẽ ra lệnh cho các viên chức thừa hành thông qua”.
Thế là sau 6 năm sống lưu vong, sáng 23.2.1972 ông Thi về đến phi thường Tân Sơn Nhất trên chuyến phi cơ 747 của hãng PANAM. Dư luận báo chí hết sức ngạc nhiên, như Mạc Kinh viết: “Nhiều lầnông (Thi) vẫn tuyên bố chống chính sách can thiệp của Mỹ, điều làm cho Hoa Kỳ không mấy hài lòng. Mới đây ông cũng xác nhận quan điểm đó cho nên người ta đã ngạc nhiên làm sao tướng Thi lại được Hoa Kỳ chấp thuận cho trở về Việt Nam. Một vài nguồn tin còn đi xa hơn cho rằng chính Hoa Kỳ đã áp lực tổng thống Thiệu, yêu cầu ông Thiệu để cho ông Thi về với một sứ mạng đặc biệt nào đó trong tương lai” (!)
Thật ra chẳng có “một sứ mạng” nào cả mà thực tế xảy ra khác hẳn với lời Nguyễn Văn Thiệu hứa. Nghĩa là thay vì đón mừng, theo Hiếu Chân thuật lại, sáng sớm hôm đó một đại đội cảnh sát dã chiến nai nịt gọn gàng, trang bị lựu đạn cay, súng M-16, ma trắc và cả lá chắn được tung đến phục sẵn quanh chỗ máy bay sắp hạ cánh. Hỗ trợ bên trong các phòng hành chánh của phi trường còn có cảnh sát áo trắng chở tới đông ngót hàng chục xe túc trực với đồ nghề cầm tay gồm máy truyền tin liên lạc, máy đánh chữ và súng lục bên hông.
Tất cả đợi khi chiếc máy bay có chở tướng Thi vừa đáp xuống thì cùng một lượt hướng tầm mắt về phía cầu thang lên xuống … Ở đó, theo hãng UPI, có giám đốc cảnh sát đô thành Trang Sĩ Tấn. Trang Sĩ Tấn xuất hiện chặn tướng Thi lại, yêu cầu ông không được bước vào phòng khách của Tân Sơn Nhất và ngồi yên tại chỗ để quay trở về Mỹ trong vòng 10 phút nữa!
Vào lúc đó, từ đại sảnh của phòng trà sân bay, hàng trăm thân hữu của ông Thi nhướng mắt chờ đợi ông với bữa tiệc hứa hẹn sẽ đầy đủ các chính khách quan trọng đến dự ngay trưa ấy tại Sài Gòn. Nhưng ngoài kia ông bị giữ lại. Cuối cùng, chiếc phi cơ phản lực khổng lồ gầm rú và hối hả cất cánh quay về Mỹ với người khách độc nhất là tướng Nguyễn Chánh Thi.
Như vậy chuyến hồi hương về Việt Nam đó ông chỉ được nhìn khung cảnh Sài Gòn qua cửa máy bay, rồi bị buộc phải độc hành viễn xứ lập tức. Báo chí Sài Gòn lại rộ lên dư luận chỉ trích Thiệu – Kỳ xử sự với ông Thi không công bằng và đưa tin hãng PANAM chưa đồng ý về khoản bồi thường 200.000 đô la cho “sự cố” trên.
Qua vụ đó, người ta liên tưởng đến việc ông Thiệu hạ đo ván tường Kỳ thời kỳ vận động tranh cử tổng thống 1967. Lúc đầu, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu đều muốn ghi danh. Song Kỳ bảo: “Nếu hai chúng tôi cùng ganh đua để tranh ghế tổng thống thì điều này có thể sẽ được người ta coi là một sự rạn nứt trong quân đội”. Để giải quyết, tướng Cao Văn Viên với tư cách “bộ trưởng bộ quốc phòng” triệu tập 48 tướng lãnh bàn cãi một ngày dài. Nhưng không tới đâu, và hai bên quay mặt choảng nhau. Màn ngoạn mục đầu tiên là Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố ứng cử tổng thống để Thiệu làm phó nhưng …

Nguồn tin: Nghiên cứu Lịch sử tổng hợp từ Một thế giới Các bài viết trên trang thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Dự án Nghiên cứu Quốc tế. © Bản quyền các bài viết và bài dịch thuộc về các tác giả, dịch giả và Dự án Nghiên cứ:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay7,122
  • Tháng hiện tại120,886
  • Tổng lượt truy cập1,798,019
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây