Thời gian: 15/2 Âm lịch
Hội làng Đông Linh tại Thái Bình thường diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng Hai, với nhiều hoạt động như dâng hương tưởng nhớ, các trò chơi dân gian... Điểm nổi bật nhất của hội làng Đông Linh là tục gói bánh chưng "làng Nghìn" với kích thước và khối lượng lớn. Có năm bánh chưng còn được làm với trọng lượng là 100kg.
Đình làng Đông Linh còn được gọi là đình làng Nghìn, nằm trên một khoảng đất rộng chừng 3.000m2. theo hướng Tây Nam. Nằm giữa khu vực dân cư sầm uất của thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Dọc theo quốc lộ 10 Thái Bình - Hải Phòng đến km 24, rẽ trái đi thêm 800m sẽ đến ngôi đình này.
Tục làm bánh chưng to là một điểm nổi bật trong Hội làng Đông Linh tại Thái Bình
Đình gồm 3 tòa nhà: từ khoảng sân rộng vào là tòa Đại Bái gồm 2 bộ bát tiểu tượng trưng cho binh khí của các vị tướng trong các cuộc kháng chiến, phía trên treo 3 bức đại tự được sơn son thiếp vàng. Sau đó là tòa Đình Trung, là nơi linh thiêng để người dân đến dâng hương vào ngày mồng 1, rằm và lễ hội. Sau đình Trung là Cung cấm. Tương truyền nơi đây là mộ của 4 vị tướng quân là Phạm Lưu, Phạm Bôi, Phạm Ru, Phạm Châu.
Vào ngày hội, các nghi lễ và phần hội đều diễn ra tại đình Đông Linh. Tục làm bánh chưng trong lễ hội Đông Linh được kể lại là có từ thời xưa, khi các tướng lãm lễ khảo quân thường mở vào ngày 15 tháng 2 âm lịch. Trong ngày này, quân lính sẽ tập trung về đây ăn một cái bánh chưng to để thể hiện tinh thần đồng lòng, đồng sức. Sau này, người dân vì để tưởng nhớ tới công lao của các tướng sĩ mà mở hội làng để lưu lại tục làm bánh chưng đặc biệt này.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Rằm
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc