50. KHOA ĐINH SỬU- DƯƠNG HOÀ 3 (1637) LÊ THẦN TÔNG
A. TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN XUÂN CHÍNH (1588 - ?)
Người xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn. Nay là thôn Phù Chẩn, xã phù Chẩn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. ông nội của Nguyên Xuân Đỉnh (Tiến sĩ khoa Bính Thìn- 1676).
Năm 50 tuổi, đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Đinh Sửu”, niên hiệu Dương Hoà 3 (1637) đời Lê Thần Tông.
Làm quan đến chức Lại bộ Tả thị lang, Nhập thi kinh diễn, tước Đạo Ngạn bá. Sau khi mất được truy tặng chức Thượng thư, tước hầu. Giai thoại về Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính3
Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính người làng Phù Chẩn (tục gọi là làng Cháy), huyện Đông Ngàn. nay là xã Phù Chẩn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Trạng Cháy sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, thân phụ Trạng thi đậu Hương cống, được tặng phong chức Tự Khanh Thái bảo. Mẹ là bà Từ Huệ, năm 25 tuổi mới lấy kế cha Xuân Chính.
(I). Khoa thi này (1631) lấy đỗ 5 Tiến sĩ. Có trường hợp Nguyễn Văn Quang (Nguyễn xã Đặng Xá, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thi Hội đã trúng cách. Sau xét thiếu điểm nên bị truất không được dự thi Đình).
(2). Khoa thi này (1637) lấy đỗ 20 Tiến sĩ. Lệ thường thi Hội vào mùa Xuân. Khoa thi này vào tháng 10.
(3). Theo cuốn Văn hiến Kinh Bắc.
Tương truyền vào một đêm kia, bà Từ Huệ nằm mơ tự dưng thấy mình nhẹ nhàng bay lên trời cao, nuốt mặt trăng vào bụng. Tỉnh dậy cảm thấy thanh thoát lạ thường. Kể từ đó, bà mang thai, rồi nhằm ngày mùng một, mùa thu, tháng tám, năm Mậu Tý, niên hiệu Quang Hưng thứ II (1588) sinh hạ một cậu con trai, đặt tên là Doanh hiệu Đức Chính, sau đổi thành Xuân Chính. Thuở nhỏ, Xuân Chính hình dong phổng pháp, bụng đầy, mắt màu khói phủ, ngón tay trỏ có vân mầu huyền hình ấn tự, ngọc tảng có nốt ruồi đen, tiếng nói đanh sắc, tai nghe được xa. Trong ngõ, ngoài xóm, người ta trầm trồ phẩm bàn rằng: Đứa trẻ này vừa có tướng nhập khoa, lại vừa có tướng xuất chinh, mai sau ắt hẳn văn võ toàn tài công danh rạng rỡ vẻ vang khó ai sánh kịp...
Ngày 21 tháng 11 năm Canh Dần, niên hiệu Quang Hưng thứ 13 (1690), thân phụ Xuân Chính tạ thế, bấy giờ Trạng mới lên ba tuổi. Và từ đây, gia đình ông lâm vào cảnh hàn vi, khốn khó, thiếu thốn trăm bề. Dẫu vậy mẫu thân Từ Huệ vẫn bán ruộng lấy tiền quyết chí nuôi con theo đòi nghiên bút. Rồi nhằm ngày lành tháng tốt, bà làm lễ khai tâm mừng buổi cho con theo thầy tu học. Đêm hôm ấy, Xuân Chính ! nằm ngủ trong nhà, chợt mơ thấy gặp một ông già xưng là Đại vương Thần từ - Thành hoàng làng. Thần viết bóng chữ “Trạng nguyên" vào bụng Xuân Chính. Lại cho một cái thước trên có đề hai chữ vàng “Trạng nguyên". Nhân đấy, Xuân Chính mới vui mừng dốc chí học hành.
Chẳng bao lâu, Xuân Chính đã thông lầu kinh sách, khẩu khí ứng biến tinh xảo khôn lường, khiến tiếng tăm vang lừng thiên hạ. Truyện rằng, hôm ấy, viên lý trưởng bắt dân phải quét dọn đường xá để đón quan huyện về làng, Xuân Chính nhất định không chịu. Hôm sau, Lý trưởng mang việc đó bẩm báo với quan trên. Quan huyện cả giận cho gọi Xuân Chính đến hỏi rằng:
- Anh là gì mà không chịu quét đường?
Xuân Chính thưa:
- Tôi là một học trò.
Quan cười to mà rằng:
Nếu quả thực anh là học trò thì ta ra câu đối này, nếu không đối được sẽ bị đòn, nếu đối được sẽ tha cho tội.
Rồi quan huyện đọc rằng:
Chàng màng, chàng màng, thấy dọn đàng thì lẩn như cuốc.
Câu này thật hiểm hóc: lặp lại chàng màng " chỉ đặc tính của con cuốc, và "lẩn như cuốc " lại là một thành ngữ phổ biến trong dân gian. Xuân Chính nghe xong đối liền: .
- Hục hặc, hục hặc, nghe có giặc đã run như cầy.
Câu đối này thật chỉnh. “Hục hặc” được lặp lại đúng với đặc tính của con cầy, “run như cầy” cũng là một thành ngữ dân gian. Hay hơn nữa là Xuân Chính dùng chữ “cầy" để đối với “cuốc", vừa là những loài vật lại vừa là chỉ những công cụ của nhà nông.
Quan huyện nghe vậy đau điếng người, bởi biết mình bị chửi là con cầy và hèn nhát. Song vì quả tình câu đối quá chỉnh, nên hắn đành ngậm bồ hòn làm vui, tha tội cho Xuân Chính
Tới năm 13 tuổi, Xuân Chính dự khoa thi Hương, chỉ trúng tâm trường. Nhân đó chán ngán, trễ nải việc học hành. Lại một đêm, ông nằm ngủ gặp thành hoàng làng. Thần bảo:
Cuộc đời là cái máy huyền mở đóng khôn lường. Vậy nên bể dâu (tang thương) còn lắm! Nhưng rồi ngươi ắt có ngày công thành danh toại, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Xuân Chính bừng tỉnh mộng. Từ đấy lại càng ngày đêm đam mê đèn sách. Năm 16 tuổi thi Hương đỗ đầu cả tứ trường, gọi là Giải nguyên đệ nhất. Năm 19 tuổi, một hôm ông đội lễ ra đình để cúng các bậc tiên hiền. Trong khi đợi đến lượt lễ, ông ngả người nằm thiu thiu ngủ, chợt như đâu đấy có người bảo rằng: “Trạng nguyên chớ nằm". Nghe vậy, Xuân Chính tỉnh liền. trong lòng mừng vui hứng khởi lắm ! Cũng trong thời gian này, ông lấy vợ. Vợ ông cũng là con gái một nho sinh (gọi là ông Cống Vinh). Từ buổi nên duyên cầm sắt, vợ chồng ân ái tràn trề, thôi thì sáng yến chiều tiệc, ngày ruổi đêm rong, chẳng ngó ngàng gì tới chuyện dùi mài nghiên bút nữa. Mẫu thân thấy vậy rất giận, nhiều lần ráng sức can ngăn nhưng cũng không được. Bà nổi giận lôi đình. bắt phải bỏ nhau, Xuân Chính vẫn không chịu. Sau bà đốt hết sách vở. bấy giờ Xuân Chính mới chịu chia tay với vợ. Từ đấy sinh ra chán ngán không muốn ở nhà nữa.
(') Truyện này tương tự truyện anh học trò nghèo họ Ngô ở làng Mão Điền, Thuận Thành.
Năm 24 tuổi, hay tin có ông Sài Tư, hiệu Niên Hoành là con quan Thượng thư, nghĩa lý già dặn, văn chương thuần nhã, Xuân Chính liền xin theo học. Thấy trò bốn phương kéo về học thầy Sài Tư đông như ngày hội, Xuân Chính lấy làm đắc sư, từ đấy dốc chí học hành, miệt mài kinh sử phân tích câu chữ không lúc nào nghỉ ngơi. Chẳng bao lâu, văn chương của ông tinh vi thuần thục, khiến sĩ tử trong trường đều ngợi ca nho Cháy. Sau khi ông Sài Tư được triệu vào kinh giảng học. nghe tin có quan Thừa sứ làng Tháp văn chương hoa nở, Xuân Chính bèn đến xin nhập môn trường. Được ba tháng, quan Thừa sứ chỉ giáo rằng: chú Cháy văn chương hùng trận, mạnh mẽ mạch lạc, ngang tầm với văn từ của các bậc khôi nguyên. Vậy nên về nhà giảng tập đệ tử (dạy học trò) để đợi ngày lai kinh ứng thí".
Từ đó ông không đi học đâu nữa mà dựng lớp dạy trò. Tới năm 37 buổi, ông thi trúng hoành từ vọng sĩ, được triều đình bổ làm huấn đạo phủ Nghĩa Hưng. Song vì đường khoa danh chưa dứt, nên hai năm sau. Xuân Chính lại từ quan về nhà dạy học, quyết chí tu luyện đợi ngày lai kinh. Từ khoa thi năm Bính Thìn (1616), Xuân Chính ứng thí 6 khoa liền, nhưng đều chỉ trúng tam trường. Do bị các khảo quan trù ghét, nên Xuân Chính liên tiếp bị đánh hỏng trường văn sách".
Bấy giờ học trò của Nguyễn Xuân Chính có rất nhiều người thành danh. Có người học trước làm quan Thừa sứ Sơn Đông, có người học sau đỗ Đông các đại học sĩ, lại có cả trò đỗ Bảng nhãn người Hoài Bão... Thật không sao kể xiết những học sĩ văn chương, nhưng tài danh khoa cử đã xuất thân từ trường của ông. Duy chỉ có ông do bị các triều quan thành kiến nên thi mãi mà vẫn không đậu. Cuối cùng, Xuân Chính đành phải làm quen với một viên Thượng lang để mong chấm dứt sự trù ghét đó.
Khoa Đinh Sửu (1637) năm Dương Hoà thứ ba triều Lê Trung Hưng, Nguyễn Xuân Chính lại ứng thí. Cả thi Hội, thi Đình và bài ứng chế ông đều đỗ đầu, được Thần tôn hoàng đế lấy đậu Trạng nguyên. Trải suốt 37 năm kể từ kỳ thi đầu tiên. nay Trạng Cháy tới tuổi 50 mới đến ngày vinh hiển sau nhiều nỗi trầm luân dâu bể. Mới biết lời thần trong giấc mộng năm xưa quả là đúng lắm!
Hôm nhập điện ra mắt, tân Trạng Xuân Chính được vua ban thưởng rất hậu: Tiền cổ bốn mươi quan, vải đen một tấm, áo gấm một chiếc, bạc trắng bốn mươi lượng, lại tặng thêm một chiếc áo tía đai bạc.
Rồi đó, vua cho được vinh quy bái tổ, cho mổ thịt rất nhiều trâu, bò để dân làng Cháy đến làm lễ mừng quan tân Trạng. Tháng 5 năm Mậu Dần (1638) Trạng Cháy nhậm chức Hàn lâm thị giảng. Vua Thần tôn mang lòng quý mến ông. ngày nào cũng vời vào kinh luân bàn việc nước.
Xuất thân từ đường văn chương khoa hoạn, nhưng Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính lại nổi tiếng là người trên tinh binh thư, dưới tường thao lược. Vậy nên ông được triều đình rất tin dùng, kể cả việc bang giao và xuất chinh dẹp loạn.
Tháng 10 năm .Kỷ Mão (1639), Trạng phụng mệnh đón sứ thần tại quan ải. Rồi đến năm Giáp Dần (1644) ông lại nhận chỉ đi tiếp sứ Bắc. Với tài hùng biện khi mềm mỏng, lúc cứng rắn, tựa hồ như chính con người văn chương và thao lược của mình, Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã góp phần giữ vững cả quốc thổ và quốc thể nước ta thời bấy giờ. Do những công lao ấy, ông được phong tước hầu.
Nguyễn Xuân Chính đã từng nhiều phen phù triều dẹp loạn, công danh hiển hách hùng kiệt, tiếng tăm vang to như sấm dậy. Nhân thế mà ngày càng được triều đình thăng tiến và trọng vọng. Tháng 10 năm Mậu Dần (1638), ông nhận chỉ theo chúa Trịnh Tráng (hiệu Sùng Khang) lên vùng sơn cước Cao Bằng dẹp loạn An Lễ, Hàn Du, được vua ban thưởng rất hậu. Tháng 10 năm Canh Thìn (1640), ông phụng chiếu cùng bọn Lê Đô lên các vùng Hữu Lũng. Lục Ngạn, Bảo Lộc, Vũ Nhai và các châu huyện khác công phá bọn thổ phỉ Đức Lân, Hoàng Nghiêm... Tháng 10 năm Tân Tỵ (1641) lại theo vua đi Bình Định đất Cổ Nhuế và đi Tây Chinh vùng Tam Lung. Trước đó, tháng 8 năm 1941, chúa Trịnh Tráng (Sùng Nghĩa) mất, vua đi Tây Chinh chưa về, Xuân Chính nhậm chức Thái bảo, hàng ngày dốc tâm phù tá Thái tử. Bấy giờ có chuyện nổi loạn ở đất Liễu Châu (Nghệ An), Xuân Chính dùng hết thao lược tiến đánh khiến cho nhà nhà lại được yên vui. Nhân đó được thăng tước Tự Khanh. được Thái tử giao quyền trông coi mọi việc triều chính.
Sang tới năm Ất Dậu (1645), xảy ra vụ khởi loạn trong kinh thành khiến thiên hạ náo động, dân chúng sợ hãi. Bấy giờ trong triều chỉ còn Nguyễn Xuân Chính và một vài viên tướng khác, phải quyết chiến với lũ bạo loạn tại ngoại môn. Xuân Chính thân chinh đội mũ cầm gươm
cưỡi voi đốc chiến, phá tan giặc, bắt sống những tên cầm đầu nộp cho phủ đường. Do chiến công ấy, Nguyễn Xuân Chính được triều đình nhà Lê thăng chức Binh bộ Tả thị lang, mẹ ông được thăng Chánh phu nhân. Con trưởng được giao chức Hoàng tín đại phu Thiếu Khanh, con thứ phong Hiếu cung đại Tư vụ. Xuân Chính còn được giao hàng chục cuộc bình đất dẹp loạn khác, cuộc nào cũng đại thắng khải hoàn, tiếng tăm khó ai sánh kịp.
Tài kinh bang tế thế của Trạng Cháy còn được truyền tụng ở việc giữ vững kỷ cương thi cử. ông đã nhiều lần được vua Lê giao trông coi việc thi Hội, thi Đình. Năm Nhâm Ngọ (1642) Trạng được vào nội thị dạy Thái tử học, nhân đó thăng chức Lễ bộ hữu thị lang, mẹ ông được phong Đình phu nhân; con trưởng phong Hiểu cung đại phu, con thứ phong Mậu lâm lang. Năm Quý Mùi (1643) mở khoa thi Hội, Xuân Chính làm bài văn mẫu điển hình, sĩ tử nghe thay đều hết lời tán tụng. Năm Bính Tuất, niên hiệu Thái Phúc thứ tư (1646) mở khoa thi Đình. Có khảo quan lén mang bài thi không đáng cho đỗ trình vua. Nhà vua phê cho đỗ Thám hoa. Trạng Cháy đương quyền hữu lễ nói với các quan là đánh xuống đúng bảng, khiến cho vua, chúa bất bình với ông.
Tháng Giêng năm Định Hợi (1647), một đêm Trạng Cháy nằm mơ đang đi đường gặp một người cao lớn năm trượng, tay cầm kiếm dài ngăn đường. Xuân Chính sợ hãi tỉnh giấc. thân thể tê lạnh, người mệt mỏi rã rời, tâm thần hoảng hốt bởi biết là rồi sẽ có chuyện chẳng lành. Quả nhiên qua tới tháng 2, ông nhận chỉ cùng quan thượng trưởng theo đức vua đi đường thuỷ đón sứ thần Bắc quốc. Đi tới đất Sơn Nam thì tự dưng vô cớ thuyền bị vỡ đầu. Đến Đông Cứu (thuộc huyện Lang Tài, Kinh Bắc) vua cho mở hội 5 ngày. Dân địa phương đem biếu 4 quả cau, vua ban cho Trạng Cháy một quả, lại dụ rằng: “Triều quan nhận chức thì nhiều, riêng quan Trạng nên được quý trọng". Từ đó, thiên hạ đều gọi Xuân Chính là quan Tả Trạng (tức là Trạng nguyên kiêm chức Binh bộ Tả thị lang). Do sống lâu ngày ở dưới thuyền bị lạnh, lại thêm ngự thăm nhiều làng ở Lang Tài, nên khi quay về đến nửa đường thì Xuân Chính bị ốm nặng, bèn xin hồi gia dưỡng bệnh. Trong khi đợi lệnh chỉ, một mặt ông cho gọi các con đến dặn dò mọi sự, một mặt sai người về kinh báo với vua. Hay tin, vua lập tức cho bọn Lỗ Kiên đem một đĩnh bạc và thuốc về tận nhà ban cho Xuân Chính và có tờ dụ rằng: "Nghĩa chúa tôi đang thân bên nhau để trọn đạo quân thần. Nay
khanh đã về nhà, đường xá trở ngại. Vậy đặc bạn chút ít biểu lộ mối tình để giúp đỡ cung đốn”. .Bấy giờ có hai đệ tử cũ người Lang Tài đến chăm sóc, phụng sự ông không quản sớm tối. Nhân thế ông tặng cho 2 cặp áo đen để đạo nghĩa thầy trò thêm sâu đậm.
Đã qua đi hai tháng mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Một hôm. mồ hôi Trạng toán ra như tắm suốt ngày. Bà Trạng thấy vậy khóc lóc thảm thiết làm huyên náo cả lên. Biết là vận trời đã đến không the qua khỏi. Nguyễn Xuân Chính gọi mọi người vào, bảo con trưởng rằng:
Ta làm quan đến thế mà vẫn chưa xây cho con được ngôi nhà ngói, ta rất tiếc... nhưng bây giờ ta cũng chẳng hứa được gì với con nữa. Thôi, người đời thường ở thế nào con cũng ở như thế, chớ có nên oán hận.
Lại dặn con thứ rằng:
Con chớ nên coi thường mọi người. Sách địa lý của ta con chưa thấm nhuần, nên phàm giúp ai phải nên cẩn tắc.
Lại quay sang bảo con gái:
Con tuy vậy là con gái nhà người, cha sẽ phải chịu tội nếu con để người trách đến cha
- Rồi dặn ông giáo người Phù Lưu rằng:
Ngươi nên tận tuy làm gia sư giúp ta cho trọn nghĩa tình sư đệ với nhau.
Ngày hôm sau, tự nhiên Trạng nói:
- Ta đến gặp Ngọc Hoàng, nếu không có việc gì ta sẽ về.
Nghe vậy cả nhà đều khóc.
Thấy thế Trạng khuyên rằng:
- Đạo trời có mở tất có đóng, có đóng tất có mở, các người hà tất phải lo buồn.
Rồi Trạng gượng vui bảo các con rằng:
- Ta có gia cư đất cát địa (đất lành), lẽ ra cho cả con trưởng, nhưng hiện giờ lại có hai con trai, nên sau này mỗi cậu ở một nửa. Anh em đã cùng chiếm khoa danh, phải lấy đó làm đích chí trọng của nhà ta. Còn tất thảy việc nhà giao cho mẹ các con phân xử.
Nói xong, Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính thanh thản thiêm
thiếp về thần. Bấy giờ là giờ thìn, ngày mùng 9, mùa hạ, tháng 5 năm Đinh Hợi (1647)
Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính không những là mẫu hình về một con người có chí kiên trì trong đường khoa cử, có tài kinh bang tế thế, mà còn là tấm gương về một vị quan thanh liêm, suốt đời các cung tận tuỵ góp mình vào việc trị quốc an dân. Nhận xét đánh giá về Trạng Cháy, có lẽ không gì hơn là chính lời các vị vua, chúa đương thời nói về ông. Ngay sau khi Xuân Chính mất, vua nói: “Từ khi khai quốc đến nay, chưa dễ gặp ai được như quan Trạng nguyên”. Kíp đến chục năm sau khi Trạng Cháy qua đời, năm Đinh Dậu (1657) vua Lê lại phán rằng: “Trạng Cháy là người vô tư, có tài cao trong thiên hạ.. Thực sự mà nói, biết được ta chỉ có Trạng Cháy”. Cho mãi tới năm Canh Tuất (1670), vua lại phán trước văn võ bá quan rằng: “Thời xưa người mà ta hiểu nhất duy có ông Trạng làng Cháy mà thôi, việc cung ứng tế sự kỳ này về ông Cháy phải nên chu tất”.
Thế mới biết, người có tài, có đức, tận tuy cống hiến cho sự nghiệp kinh bang. khi an nghỉ vẫn được dân quốc tôn vinh, sủng ngộ sâu sắc chính là nghĩa cả muôn đời của nước Nam.
B. BẢNG NHÃN NGUYỄN NGHI (1577 - 1664)
Nguyên quán xã Tòng Hoá, huyện Thanh Lâm. Nay là thôn Tòng Hoá, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Trú quán xã Kim Thanh, huyện Vũ Tiên. Nay là xã Tiền Phong, thị xã Thái Bình.
Năm 61 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hoà 3 (1637) đời Lê Thần Tông.
Làm quan đến chức Thừa chính sứ, thăng Tả thị lang, về trí sĩ, thọ 88 tuổi. Sau khi mất được truy tặng chức Thượng thư. .
C. THÁM HOA NGUYỄN THẾ KHANH (1601- 1670)
Người xã Phù Lưu, huyện Đông Sơn. Nay là thôn Phù Lưu, xã Quảng Thắng, Tp Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Năm 37 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hoà 3 (1637) đời Lê Thần Tông.
Làm quan đến chức Lễ bộ Hữu thị lang, tước Phương Lộc hầu. Sau khi mất được truy tặng Tả thị lang, thọ 70 tuổi.
Ý kiến bạn đọc