43. KHOA GIÁP TUẤT - SÙNG KHANG 9 (1574) MẠC MẬU HỢP
Khoa thi này Đệ nhất giáp, tam khôi không có Trạng nguyên, Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa.
A. THÁM HOA VŨ VĂN KHUÊ (1542- ?)
Người xã Đổng Lâm, huyện Gia Định. Nay thuộc xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 33 tuổi, đỗ Đình nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Giáp Tuất, niên hiệu Sùng Khang 9 (1574) đời Mạc Mậu Hợp.
Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ, tước Nghĩa quận công.
("). Khoa thi này (1571) triều Mạc lấy đỗ 17 Tiến sĩ.
(2). Khoa thi này (1574) triều Mạc lấy đỗ 17 Tiến sĩ. LTĐK (Đỉnh Khiết Đại Việt Lịch triều đăng khoa lục) có ghi trường hợp Nguyễn Lễ người xã Tiên Sa, huyện An Dương (Nay là thôn Đào Yêu, xã Hồng Thái, huyện An Hải, TP Hải Phòng) thi Hội trúng cách, nhưng vì theo Hằng Vương (tức Mạc Chính Trung) nên không dự thi Đình. Làm quan đến chức Huy văn điện thiêm sự, về trí sĩ.
44. KHOA ĐINH SỬU- SÙNG KHANG 12 (1577) MẠC MẬU HỢP
A. TRẠNG NGUYỄN VŨ GIỚI (1541- ?)
Người xã Lương Xá, huyện Lang Tài. Nay là thôn Lương Xá, xã Phú Lương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Con của Vũ Kính (Hoàng giáp khoa Giáp Thìn- 1544), cháu của Vũ Cẩn (Tiến sĩ khoa Bính Thìn- 1556).
Năm 37 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang 12 (1577) đời Mạc Mậu Hợp.
Làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư.
Giai thoại về Trạng nguyên Vũ Giới
Trạng nguyên Vũ Giới xuất thân từ quê hương và gia đình từng vang bóng một thời bởi nhiều người đỗ đại khoa và làm quan to trong triều.
Quê hương ông: xã Lương Xá, huyện Lang Tài, Kinh Bắc (nay là làng Lương Xá, xã Phú Lương, huyện Lương Tài, Bắc Ninh) có tới 8 vị đậu Tiến sĩ, trong đó trước Vũ Giới có 2 vị đỗ đầu là Vũ Kính và Phạm Quang Tiến.
Ông Vũ Kính (Lịch triều hiện chương loại chí chép là Vũ Cảnh) là thân phụ của Vũ Giới, đỗ đầu khoa Giáp Thìn (1544) năm Quảng hoà thứ bốn đời Mạc. Khoa thi này không lấy Trạng nguyên nên Vũ Kính được lấy đậu đình nguyên Hoàng giáp. Hoàng giáp Vũ Kính làm quan tới chức Tả thị lang bộ Lễ, Chưởng hàn lâm viện sự, tước hầu. Ông nổi tiếng là thầy dạy giỏi, có nhiều trò hiển đạt, trong đó có người cùng làng là Phạm Quang Tiến.
Thám hoa Phạm Quang Tiến thủa nhỏ vang danh thần đồng. Tương truyền rằng năm ông lên 2 tuổi mẹ đã dạy đọc sách. Mẹ viết ra một dòng đọc song đốt liền, bắt đọc lại, ông vẫn đọc không nhầm lẫn. Đến khi đi học thầy Vũ Kính, ông đọc mỗi trang sách một lần rồi tự tay châm lửa đốt, người ta đố ông đọc lại, ông đọc chẳng sai một chữ. Khoa thi Nhâm Tuất (1562) năm Thuận Phúc thứ 11 đời Mạc Mậu Hợp.
". Khoa thi này (1577) triều Mạc lấy đỗ 18 Tiến sĩ.
A Phạm Quang Tiến đỗ đầu, gọi là Đình nguyên Thám hoa. Vua cử đi sứ phương Bắc, ông bị cảm và mất trên đường đi công cán.
Trước Vũ Giới, làng Lương Xá có hai vị đỗ Tiến sĩ, làm quan tới chức Thượng thư trong triều. Đó là các ông Vũ Cẩn và Lương Phùng Thìn. Ông Vũ Cẩn, tự là Thuần Phu (có sách chép là Vũ Cận) là em ruột Hoàng giáp Vũ Kính, chú Vũ Giới. Năm Quang Bảo thứ hai triều Mạc (1556), ông đậu Tiến sĩ. Năm Diên Thành thứ ba (1580) được cử đi phó sứ sang Trung Quốc nộp cống bổ sung cho triều Minh. Khi về làm quan được thăng đến Thượng thư, tước Xuân Giang hầu. Sau khi Lê Trung Hưng, năm 1593, vẫn được giữ chức tước cũ. Vũ Cẩn để lại nhiều tác phẩm văn học cho đời sau, như tập "Tinh thiều kỳ hành” và 100 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
Ông Lương Phùng Thìn (có sách chép là Lương Phùng Thời) hiệu là Đôn Phu, đậu Tiến sĩ khoa Quý Sửu (1553) năm Cảnh Lịch thứ sáu đời nhà Mạc. Năm 1581, ông phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, khi về làm quan đến Thượng thư, tước Lương Khê hầu. Sách Toàn Việt thi lục còn ghi 3 bài thơ của ông.
Đến tuổi trưởng thành, Vũ Giới lại kết duyên trăm năm với con gái Thượng thư Hoàng Sĩ Khải.
Hoàng Sĩ Khải, hiệu Lãn Trai, người làng Lai Xá, huyện Lang Tài (nay thuộc Lương Tài, Bắc Ninh). Ông xuất thân từ trong đội quân Vũ Lâm, đậu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1544) cùng khoa thi với Hoàng giáp Vũ Kính. Hai ông bạn đồng khoa đã ước hẹn se tơ kết tóc cho con trai, con gái của nhau. Hoàng Sĩ Khải cũng làm quan với triều Mạc, được cử đi sứ nhà Minh. Rồi ông được thăng làm Thượng thư bộ Hộ kiêm Quốc tử giám Tế tửu, tước Vịnh hầu. Ông cũng là một tác giả lên tuổi với những tác phẩm như “Tứ thời khúc "Sứ trình khúc" "Sứ Bắc quốc ngữ thi tập” v.v....
2, Yêu bá, sau thăng Thiếu bảo Vịnh Kiều
Sinh ra trên một mảnh đất trù phú về khoa bảng, có nhiều người tài kinh bang tế thế đang ở thời thượng phong thăng tiến, trong một gia đình nho giáo, quan lại cao cấp (chú ruột và bố vợ làm Thượng thư), Vũ Giới sớm được tắm mình trong không khí hiếu học của quê hương, gia đình. Mặt khác Vũ Giới cũng chẳng phải tầm sư học đạo khó khăn như nhiều nho sinh khác, chính thầy dạy học là thân phụ của mình. Hoàng giáp Vũ Kính. Ngay từ nhỏ, Vũ Giới đã tỏ ra thông mẫn khác thường, đặc biệt là tài đọc sách thì khó ai sánh kịp. Chẳng bao lâu, ông
đã am hiểu tứ thư (Đại học. Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử) và thấm nhuần ngũ kinh (Kinh thi, Kinh thư, Kinh Dịch, Kinh lễ, Kinh xuân thu). Rồi thì những sách kinh điển như Cương mục, Tả truyện, Chu lễ quảng nghĩa, Đại học diễn nghĩa kể có tới hàng nghìn quyển ông đều tìm đọc và thấu suốt những chân nghĩa sâu xa... Người đương thời nói rằng, kẻ thông minh tài trí thì nhiều, nhưng người ham đọc sách đến như Vũ Giới thì thật là hiếm lắm!
....
Vũ Giới ứng thí khoa thi Đình năm Sùng Khang thứ mười hai (1576). Khoa thi này lấy đỗ 18 tiến sĩ. Vũ Giới đậu Đình nguyên, Trạng nguyên. Có sách chép ông đậu Trạng nguyên khoa Đinh Sửu (1577). Nhưng theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí" thì năm Đinh Sửu thi chế khoa, lấy đỗ 5 người, ông Lê Trạc Tứ, người huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đỗ đầu đệ nhất giáp, không lấy Trạng nguyên.
Quan tân Trạng 36 tuổi đầy tài năng lần lượt được thăng quan tiến chức. Tham ty hàn lâm viện sự, Hữu lang bộ Hộ, Hàn lâm thị giảng và cao nhất là Thượng thư Lại bộ (tương đương như chức Bộ trưởng ngày nay)
Trạng nguyên- Thượng thư Vũ Giới đã ghi thêm vào bảng vàng khoa bảng và quan tước của gia đình và quê hương Lương Xá.-
Gia đình: một Trạng nguyên (Vũ Giới), một đỗ đầu Đình nguyên Hoàng giáp (Vũ Kính), ba người làm đến chức Thượng thư (Vũ Cẩn, Vũ Giới, Hoàng Sĩ Khải)
Quê hương Lương Xá: ngoài gia đình Vũ Giới, còn có một người đỗ đầu đồng thời làm đến Thượng thư là ông Lương Phùng Thìn, và một người đỗ đầu nữa là Đình nguyên Thám hoa Phạm Quang Tiến.
Người xưa vẫn gọi Lương Xá là đất tiến sĩ, đất Thượng thư, quả thật không ngoa!
Vũ Giới làm quan với nhà Mạc đến năm 1593 thì xảy ra việc Trịnh Tùng tiến quân diệt Mạc rồi dựng lại triều Lê. Chính vào năm này, Lại bộ Thượng thư Vũ Giới mắc bệnh và tạ thế, hưởng thọ 53 tuổi ông được an táng tại quê nhà, được đặt tên hiệu là Hoà An tiên sinh đạo học tôn su.
Khi nói về Trạng nguyên Vũ Giới và gia đình, có người đã thốt lên: "Một nhà cha con, chú, cháu hiển đạt khoa danh như thế này quả là hiếm!" Đúng vậy nhưng cũng cần nói thêm: Một quê hương hiển đạt khoa danh như quê hương Trạng nguyên Vũ Giới cũng là hiếm lắm!
B. BẢNG NHÃN NGUYỄN NHÂN TRIÊM (1530 -
Người xã Nội Duệ, huyện Tiên Du. Nay là thôn Nội Duệ, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Anh của Nguyễn Nhân Chiêu (Tiến sĩ khoa Giáp Tuất - 1574).
Năm 48 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang 1 (1577) đời Mạc Mậu Hợp.
Từng được cử đi sứ sang nhà Minh. Làm quan đến chức Lại bộ Tả thị lang.
C. THÁM HOA PHẠM GIA MÔN (1525 - ?)
Người xã Dương Hồi, huyện Đại An. Nay là thôn Dương Hồi, xã Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Năm 53 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang 12 (1577) đời Mạc Mậu Hợp.
Làm quan nhà Mạc đến chức Thị lang. Sau theo giúp nhà Lê Trung Hưng
Ý kiến bạn đọc