Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Chủ nhật - 05/01/2025 18:48 36 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

23. KHOA MẬU THÌN- ĐOẠN KHÁNH 4 (1508) LÊ UY MỤC

A. TRANG NGUYÊN NGUYỄN GIẢN THANH (1481-2)
Người xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn. Nay là thôn Ông Mặc, xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Con Nguyễn Giản Liên.
Năm 28 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508) đời Lê Uy Muc.
Làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các đại học sĩ. Sau làm quan nhà Mạc vâng lệnh đi sứ nhà Minh cầu phong cho Mạc Đăng Dung, khi trở về được thăng chức Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị độc. Chưởng viện sự, tước Trung phụ bá. Sau khi mất được truy tặng tước hầu.
Tác phẩm có Thượng côn châu ngọc tập và Phượng thanh xuân sắc phů.
Giai thoại về Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh 2
Nguyễn Giản Thanh người làng ông Mặc, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (tức là làng Hương Mặc. Làng Me xã Minh Đức, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vốn là con trai tiến sĩ Nguyễn Giản Liên. Ông Giản Thanh sớm mồ côi cha từ khi bốn tuổi, nhưng vẫn nối được chí hướng nhà, từ nhỏ đã thông minh, Nguyễn Giản Thanh lại có hình dung tuấn tú, mặt mũi khôi ngô nên ai cũng thích, cũng mến.
Năm Nguyễn Giản Thanh lên sáu tuổi, một lần mặc ảo đỏ cưỡi một tàu lá cau giả làm ngựa cùng trẻ làng chạy ra ngoài chợ xem một đám cưới, Đám cưới ấy là của một viên quan to. Giản Thanh đứng ở bên đường ngóng xem đám lính dẹp đường. Trong khi mọi người dạt cả ra hai bên vì tiếng loa, tiếng roi, cậu bé sáu tuổi vẫn nghiễm nhiên cầm cổ ngựa mo, không tỏ ra chút nào sợ hãi, nhìn thẳng vào viên quan.
Thấy một đứa trẻ khôi ngô lại bình tĩnh khác thường, viên quan liền dừng kiệu hỏi mấy vị hương chức nghênh tiếp, thì biết đấy là con một ông nghè bèn gọi Giản Thanh lại gần:
(1) Khoa thi này (1508) lấy đỗ 54 Tiến sĩ.
(2). Theo cuốn Văn hiến Kinh Bắc.
- Cậu đã đi học chưa?
Nguyễn Giản Thanh không hề lúng túng đáp ngay:
- Cháu chưa đi học nhưng cháu hay chữ. Viên quan ngạc nhiên cười:
- Sao chưa đi học mà đã hay chữ rồi?
Nguyễn Giản Thanh thản nhiên trả lời.-
Vì cháu biết làm câu đối.
Nghe vậy viên quan liền ra câu đối ngay.
Thế thì đối câu này, hay ta sẽ thưởng: Trẻ cưỡi mo cau.
Viên quan ra một vế đối giản đơn nhưng vận đúng vào cảnh Giản Thanh đang chơi trò cưỡi ngựa bằng tàu cau lúc ấy. Nguyễn Giản Thanh biết vậy, lại nhìn thấy trước mặt viên quan này có một con hạc gỗ sơn vua ban cho ông ta liền đáp rằng:
- Già chơi hạc gỗ.
Viên quan nghe đến giật mình khen:
- Quả là cậu bé này hay chữ thật!
Nhưng Nguyễn Giản Thanh lại thưa ngay: Cháu lại còn đối được câu dài hơn kia!
Viên quan đã định bỏ đi, thấy đứa bé có vẻ lằng nhằng bèn đọc thêm một vế đối nữa.
- Hoài áo đỏ quét phân trâu.
Câu đối lần này có mỉa mai hoàn cảnh Giản Thanh ý nói con ông nghè mà phải chịu cảnh hèn hạ. Nhưng Nguyễn Giản Thanh lập tức trả lại.
-
Cháu đối là: Thừa lọng xanh che dái ngựa. Vế đối rất chỉnh, rất đúng với cảnh đón rước của viên quan và cũng tỏ ra một thái độ ngang tàng khiến viên quan mặc dầu phật lòng, vẫn không thể không khâm phục. Vả lại chuyện đối đáp giữa chợ, giữa đường ai cũng biết, cũng nghe, ông ta đành tỏ ra người biết trọng người tài, sai người đem tiền thưởng cho Giản Thanh như lời đã hứa.
Giản Thanh từ đó càng chịu khó học. Ông được tiến sĩ Đàm Thận Huy thu nhận làm học trò. Đàm Thận Huy là một trong Nhị thập bát
tú (Hai mươi tám vì sao) trong hội Tao Đàn đời Lê Thánh Tông.
Một lần đến nhà thầy nghe giảng, bài giảng đã xong nhưng liền đó trời đổ mưa, học trò không tài nào về được. Cụ nghè Đàm Thận Huy muốn thử tài trò, bèn ra một câu đối tức cảnh.
-
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách (nghĩa là mưa không phải then khoá mà giữ được khách lại).
Nguyễn Giản Thanh xin đối là : - Sắc bất ba đào dị nịch nhân (Sắc đẹp không phải là sóng gió mà làm đắm được người).
Vế đối hay, được thầy khen nhưng thầy cũng tiên đoán rằng ý thì không được trung hậu. Nghe nói cuộc đời ông sau này có bị chê bai.
Đương thời cả trốn Kinh Bắc biết tiếng học giỏi của Nguyễn Giản Thanh còn một người nữa tên là Hứa Tam Tỉnh quê ở làng Vọng Nguyệt (làng Ngọt) huyện Yên Phong (nay là xã Tam Giang).
Kỳ thi Hội khoa Mậu Thìn năm Đoan Khánh đời Lê Uy Mục (1508), cả Nguyễn Giản Thanh và Hứa Tam Tỉnh cùng đi thi. Qua các kỳ thi Hội, thi Đình các quan trường đều thấy bài của Hứa Tam Tỉnh có phần xuất sắc hơn, nên đã dự định Hứa Tam Tỉnh đỗ Trạng nguyên còn Nguyễn Giản Thanh đỗ bảng nhãn. Người thứ ba đậu thám hoa là Nguyễn Hữu Nghiêm.
Cả ba vị đỗ cao được đưa vào yết kiến nhà vua. Buổi ấy bà Kinh phi (mẹ nuôi vua) cũng có mặt ở đấy trông thấy Nguyễn Giản Thanh khôi ngô tuấn tú hơn cả liền chỉ ông mà hỏi quan trường:
- Người này chắc là Trạng nguyên?
Quan trường lúng túng không muốn phật ý mẹ nuôi vua nên chỉ vào Giản Thanh lẫn Tam Tỉnh mà tâu lên:
-
Hai người này đều học giỏi như nhau, nhưng chúng tôi chưa biết lấy ai đỗ Trạng. Xin mẫu hậu và Hoàng thượng xét định.
Nhà vua cũng biết văn của Hứa Tam Tỉnh hơn Nguyễn Giản Thanh nhưng vì muốn chiều lòng mẹ nuôi mới ra thêm bài phú Phụng thành xuân sắc (Cảnh mùa xuân ở kinh đô) để xét tài.
Nguyễn Giản Thanh biết rằng nếu làm phú bằng chữ Hán thì so với Tam Tỉnh sẽ không bằng. Nghĩ vậy bèn viết bằng văn Nôm dụng ý để cả bà Kinh Phi cũng hiểu. Bài văn được đọc lên, đến những đoạn tả kinh thành có ý:
...
Chợ hào đầm ấm, phô ngọc tần vần
Trai bảnh bao đá cầu vén áo,
Gái éo le rủ yếm khỏi quần,
Khách Tràng An cưỡi ngựa xem hoa...
Được bà Phi khen mãi.
Vua lại thấy Giản Thanh là người phủ Từ Sơn cùng phủ với quê ngoại mình (làng Phù Chẩn) bèn hỏi:
bảo:
-
Làng Ông Mặc cách làng Phù Chẩn gần hay xa?
Nguyễn Giản Thanh biết là hai làng xa nhau nhưng khôn khéo
Tâu bệ hạ, hai làng liền một cánh đồng ạ.
Trong phép tỉnh điền, mỗi đồng là những 500 dặm Nguyễn Giản Thanh dùng chữ đồng âm; đồng cùng có nghĩa là cánh đồng để tỏ ra lại gần. Vua nghe thấy lấy làm vui mừng, truyền lấy Giản Thanh đỗ Trạng còn Tam Tỉnh chỉ đỗ Bảng nhãn thôi.
Biết chuyện này nho sĩ Kinh Bắc tỏ ý không bằng lòng nên vẫn chê Giản Thanh là “mạo Trạng nguyên", nghĩa là “Trạng nguyên mặt" vì đẹp trai mà được đỗ Trạng, cũng có nghĩa là Trạng giả mạo, không xứng đáng.
Chuyện Nguyễn Giản Thanh và Hứa Tam Tỉnh còn được dân gian giải thích rằng: trước kia thầy địa lý Tả Ao từng xem đất nhà Tam Tỉnh và nói rằng đây là đất phát Trạng nguyên. Đến khi Tả Ao tiên sinh qua bên quê Nguyễn Giản Thanh thấy ngôi mộ tổ nhà ông Giản Thanh thì lại nói: "Đất ngôi này cũng phát Trạng".
Người ta lấy làm lạ, bèn hỏi Tả Ao:
- Lẽ nào một khoa lại có hai Trạng nguyên?
Tả Ao bèn nói rằng: Trạng Me đè Trạng Ngọt.
(Làng Me (Ông Mặc) là quê Nguyễn Giản Thanh, làng Ngọt (Vọng Nguyệt) là quê Hứa Tam Tỉnh). Bấy giờ người ta không ai tin, đến lúc đó mới thấy là đúng!
B. BẢNG NHÃN HỨA TAM TỈNH (1476 - ?)
Người xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong. Nay là thôn Vọng
Nguyệt, xã Tam Giảng, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 33 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508) đời Lê Uy Mục.
Ông từng vâng mệnh đi sứ nhà Minh (1516). Sau làm quan triều Mạc, lại đi sứ sang nhà Minh lần thứ hai. Trở về được thăng Lại bộ Thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Đôn Giáo bá, về trí sĩ.
Giai thoại về Hứa Tam Tỉnh
Thuở nhỏ học rất giỏi nhưng gia cảnh nghèo nàn, vóc người thấp lùn đen xấu. Có một lần Tam Tỉnh thấy một tiểu thư xinh đẹp đi võng trẩy qua. Ham sắc đẹp của cô, Tam Tỉnh nằn nì với người phụ võng xin khiêng hộ cốt để được thoả nhìn người đẹp. Biết đó là tiểu thư con quan, nhưng quá yêu, Tam Tỉnh đòi mẹ phải đến xin cô về làm vợ mình, viên quan cũng yêu tài ông nên đồng ý lưu trong dinh. ăn học và hứa gả con gái cho nếu ông thi đỗ. Năm sau Tam Tỉnh thị Hương đỗ Giải nguyên nên được quan y hẹn cho làm lễ thành hôn.
Tiểu thư thấy ông xấu người lại biết đấy chính là chàng khiêng võng cho mình thuở trước, có ý chưa chịu. Nàng cho đưa đến Tam Tỉnh một vế đối nếu quan tân khoa đối được mới chịu cho động phòng. Câu ra là:
Ốc lậu nguyệt xuyên, hình kê noãn, tam tam tứ tử. (Nghĩa là: nhà thủng, bóng trăng rọi xuống lốm đốm giống như trứng gà- ý chê nhà chú rể nghèo).
Hứa Tam Tỉnh nghĩ mãi không sao đổi lại được vừa thẹn, vừa bực mình bỏ ra ngoài lang thang giả bộ đi chơi mát.
Chợt ông thấy bóng trăng trải trên mặt sông, sóng dồn, gió lộng gợi lên những ánh bạc giống như vẩy rồng. Bỗng ông nghĩ ra tứ thơ, liên quay về đối:
Giang trường phong lộng, tự long lân, điệp điệp trùng trùng Khiến tiểu thư phải chịu là hay.
Hứa Tam Tỉnh không đỗ Trạng nguyên nhưng người đời vẫn thường gọi ông là Trạng Ngọt.
(1) Theo cuốn Văn hiến Kinh Bắc.
C. THÁM HOA NGUYỄN HỮU NGHI ÊM (1491- 1525)
Người xã Phúc Khê, huyện Đông Ngàn. Nay là xã Phù Khê thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 18 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508) đời Lê Uy Mục.
Làm quan đến chức Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện sự. Khi vua Lê Chiêu Tông chạy ra ngoài, ông giữ chức Phó đô ngự sử, nhận mật chiếu cùng Đàm Thận Huy về Bắc Giang khởi binh, đại phá quân Mạc ở sông An Thường. Sau thế cô thua trận, phải rút quân về giữ thành Bảo Thọ (huyện Yên Thế) lại bị thua. Khi Đàm Thận Huy bị mất rồi, ông về nhà lạy từ biệt mẹ. Quân Mạc đuổi kịp, bắt được hai cha con đem về Thăng Long. Ông chửi rủa nhà Mạc không ngớt, Mạc Đăng Dung dùng xe xé xác ông (1-1525). Thời Lê Trung Hưng đã nêu rõ khí tiết và công của ông, phong làm phúc thần, thờ ở đình làng.
Thánh chế việt sử tổng vịnh xếp ông ở mục trung nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,215
  • Tổng lượt truy cập1,705,348
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây