22. KHOA ẤT SỬU- ĐOAN KHÁNH 1 (1505) LÊ UY MỤC
A . TRẠNG NGUYÊN LÊ NẠI
Người xã Mộ Trạch, huyện Đường An. Nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Nguyên quán xã Lão Lạt, huyện Thuần Hựu. Nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Cha của Lê Quang Bí, anh Lê Tư (quen gọi là Lê Đỉnh). Năm 27 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1(505) đời Lê Uy Mục. (thi 5 trường đều đỗ thủ khoa).
Làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Hộ. Khi mất được truy tặng tước Đạo Trạch bá. Tác phẩm có Việt Sử thông giám.
Giai thoại về Trạng nguyên Lê Nại
Lê Nại lúc nhỏ rất chăm học, năm đỗ Giải nguyên 27 tuổi, được quan Thượng Võ Quỳnh là người cùng làng gả con gái cho, khi ở gửi rể ông chỉ thơ thẩn tối ngày không để ý gì đến sách vở. Cụ Thượng lấy làm lạ hỏi phụ thân ông rằng: Tôi thường nghe nói cậu ấy chăm học, thế mà từ khi sang bên nhà tôi thì cậu ấy không hề nhìn đến sách vở là cớ làm
sao?
Thân phụ ông hỏi lại: Thưa ngài vậy từ khi cháu sang ở bên quý phủ thì sự ẩm thực thế nào?
Cụ Thượng đáp: Theo lối thanh đạm của nhà nho, thì mỗi bữa ăn cũng chẳng mấy tí! Phụ thân ông đáp: Sức ăn của cháu khác với người
(1) Khoa thi này (1505) lấy đỗ 55 Tiến sĩ.
(2) Theo bản dịch sách “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề.
thường, thế mà Tướng công cho ăn ít ỏi như vậy, hoặc giả cháu không vừa lòng đó chăng?
Cụ Thượng Quỳnh thấy ông dâu gia nói vậy bèn bảo người nhà cứ mỗi bữa ăn của cậu sẽ tăng gấp đôi, từ đấy cậu mới cầm sách đọc vài lượt, tăng đến nồi ba thì cậu học đến trống tư! Bấy giờ cụ Thượng mới biết con rể của mình ăn khoẻ quá Rồi sau mỗi bữa ăn cứ lấy nồi 5 làm mực để thử xem sao? Quả nhiên, cậu học suốt đêm không hề nhắm mắt và thường tán tụng mình rằng:
Phiên âm
Mộ Trạch Tiên – Sinh, dĩ thực vi danh, thập bát bát phạn, thập nhị bát canh. Khôi nguyên cập đệ, danh quán quần anh, súc chi đã cự, phát chi đã hoành.
Dịch
Mộ- Trạch Tiên - Sinh, ăn khoẻ nổi danh! Mười tám bát cơm! Mười hai bát canh! Khôi nguyên chiếm bảng, trên cả quần anh! Bởi nhiều súc tích, nên phát tung hoành!
Thế rồi khoa Ất Sửu (1505) niên hiệu Đoan Khánh triều Lê Uy Mục Đế, ông vào thi Hội, về văn Tứ lục ông đều đứng thứ nhì, còn kinh nghĩa, phú sách, thì đều thứ nhất, khi vào thi Đình liền đỗ Trạng nguyên, lúc ra làm quan dần dần đến chức Tả thị lang bộ Hộ, con là Quang Bôn có thơ vịnh rằng:
Cục độ khoan hồng tháo lý thuần, Thiên tài định bốc vãn phùng thần? Tằng tương đanh vọng khôi thiên hạ, Hựu bả thi thư trạch vạn dân, Âm đức túc trưng lai thế đạt, Nguy khoa kế trạc nhất môn xuân. Vĩnh lưu quân tử vô cùng khánh. Hân mĩ Vu Công, Tống Đậu Quân.
Dịch:
Rộng rãi còn thêm tính nết thuần.
Thiên tài muộn phát chắc mười phân.
Đã đem danh vọng trùm thiên hạ. Còn lấy thi thư hoa vạn dân. Cây đức tốt tươi đời hải quả Bảng vàng nối dõi cửa đầy xuân Cho hay phúc trạch bao giờ cạn ?
Hán ví Vu Công, Tống Đậu Quân.
Nguyên ông còn có một người em trai tên gọi là Tư, lúc nhỏ nổi tiếng thần đồng, nên hay có tánh tự phụ ông phải tìm cách đè nén bớt đi! Vì thế nên khoa Ất Sửu, anh em cùng vào ứng thi, giữa kì đệ nhất, ông Tư quên sách hỏi thì ông bảo rằng; chuyến này tôi thi với chú, nếu lại bảo chú thì còn thi cử với ai? ông Tư tức giận đáp: “Thôi thì khoa này tôi để cho anh chiếm giải trước vậy nói xong giỡ phăng lều chõng ra về, đi thẳng một mạch đến trống canh ba thì về tới nhà, nhưng lại không dám gọi cửa, đành nằm ngủ ở ngoài hiên.
Giữa lúc ấy thân mẫu ngủ trong nhà mơ thấy thần nhân đến bảo: Ngoài hiên có ông Hoàng giáp, sao không mở cửa đón vào. Bà cụ sực tỉnh nghĩ rằng, ngày nay đương kỳ thi Hội, hai con của mình đều ở trong kinh, thử hỏi còn Hoàng giáp nào ngủ ở ngoài hiên. Nghĩ thế rồi bà mở cửa ra coi bỗng thấy một người đương nằm ngủ lăn ra đó. Bà đánh thức dậy thì lại chính là cậu Tư, làm bà hết sức ngạc nhiên! Cậu bèn kể lại câu chuyện như thế. Nghe xong bà mới bảo rằng: Đó là tại con học chưa đến nơi đến chốn, vậy thì từ nay con phải gắng công.
Cậu nghe lời mẹ dạy bảo vội theo vào nhà đốt đèn mở sách ra đọc. Bà cụ thấy vậy mỉm cười bảo rằng: vừa mới thi hỏng cho nên phẫn khích nhất thời, chỉ sợ không giữ mãi được như thế đó thôi. Ông đáp: Thưa mẹ, từ nay sau mẹ sẽ thấy, thế rồi từ đấy ông học suốt cả ngày cả đêm, tay không hề rời quyển sách về
Còn phần ông Nại lúc ấy đã đỗ Trạng nguyên vua cho giữ chức Giảng quan trong Quốc tử giám, biết bao sĩ tử được ông tác thành, rồi ngay khi đó ông Tư cũng ra kinh đô, đón đường bảo các sĩ tử rằng: "Ta đây tức là bồ chữ của các anh muốn hỏi chữ gì? hãy cứ đem sách lại đây rồi ta sẽ bảo?"
Về phần sĩ tử trước kia vẫn thường nghe tiếng, ngày nay cũng
muốn xem tài học ra sao nên họ rủ nhau đến chỗ chợ Dừa hỏi nghĩa sách, hỏi đâu đáp đấy, thao thao bất tuyệt? Có người đem cả ngoại thư và sách chư tử ra hỏi, ông cũng giảng rất là tinh tường, khiến cho mọi người đều phải thán phục, rồi sau người kéo đến ngày càng đông thành ra trường Giám vắng teo. Ông Nại thấy vậy can em rằng: Cứ như tài học của chú lo gì chẳng đỗ cao sao lại làm việc vô ích, đón học giả về bàn suông để cho trường Giám không ai đến học như vậy. Tôi thấy việc này có quan hệ đến nền giáo hoá, vậy khuyên chú nên dừng lại thì hơn. Ông nghe lời anh lập tức trở về. Đến khoa Tân Mùi (1511) ông đỗ Hoàng giáp, lấy làm uất hận, vì không chiếm được giải khôi nguyên. Sau ra làm quan cũng chỉ đến Lại Bộ Cấp Sự trung.
B. BẢNG NHÃN BÙI NGUYÊN (1474 – 1523)
Nguyên quán huyện Vĩnh Xương, sau là Thọ Xương. Nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trú quán xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm. Nay là thôn Đại Mỗ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội (còn gọi là Bùi Doãn Nguyên) chú của Bùi Doãn Đốc, viễn tổ của Bùi Doãn Kiệt.
Năm 32 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời Lê Uy Mục.
Sau khi thi đỗ được bổ chức Hàn lâm Thị thảo. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông theo Lê Chiêu Tông chạy vào Thanh Hoá, bị bệnh mất giữa đường, thọ 50 tuổi. Đến đời Lê Trung Hưng, ông được liệt hàng “Tiết nghĩa", truy tặng chức Thượng thư, thuy Thuần Tiết.
C. THÁM HOA TRẦN PHỈ (1479- 1554)
Người xã Chi Nê, huyện Chương Đức. Nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Con Trần Khải, viễn tổ của Trần Phủ.
Năm 27 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thâm hoa) khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời Lê Uy Mục.
Cuối triều Lê Sơ, làm quan đến chức Hữu thị lang, Thừa chính sứ xứ An Bang.
Sau làm quan với nhà Mạc thăng đến chức Lại bộ Thượng thư, Thiếu sư, tước Lại quận công, về trí sĩ rồi mất, thọ 76 tuổi.
Ý kiến bạn đọc