18. KHOA QUÝ SỬU- HỒNG ĐỨC 24 (1493) ĐỜI LÊ THÁNH TÔNG
A . TRẠNG NGUYÊN VŨ DƯƠNG (1472 - ?)
Người thôn Man Nhuế, huyện Thanh Lâm
Năm 22 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Quý Sửu”, niên hiệu Hồng Đức 24 (1493) đời Lê Thánh Tông. Từ thi Hương đến thi Đình đều đỗ thủ khoa.
Ông là thành viên của hội Tao Đàn, từng được cử đi sứ.
Làm quan đến chức Công bộ Thượng thư. Tác phẩm hiện còn 10 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục.
(' Thôn Man Nhuế đến đầu đời Nguyễn thuộc tổng Trác Châu. Các thôn của tổng này còn tìm thấy trên bản đồ, chỉ thiếu thôn Man Nhuế. Như vậy thôn này có thể thuộc một trong hai xã Ngọc Châu (thị xã Hải Dương) hoặc An Châu (Nam Sách, Hải Dương).
(2) Khoa thi này (1493) lấy đỗ 48 Tiến sĩ.
B. BẢNG NHÃN NGÔ THẦM
Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn. Nay là thôn Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cha của Ngô Miễn Thiệu, ông nội Ngô Diễn, Ngô Dịch, em của Ngô Luân (đều đỗ đại khoa).
Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức 24 (1493) đời Lê Thánh Tông, thành viên của hội Tao Đàn
Làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư.
Ngô Thầm hiệu Hoè Hiên, tác phẩm hiện còn 5 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục.
C. THÁM HOA LÊ HÙNG (1466 - ?)
Người xã Lạc Thực, huyện Thanh Lâm. Nay thuộc xã Đông Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Anh của Lê Cấu, ông nội Lê Phàn Long.
Năm 28 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức 24 (1493) đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
19. KHOA BÍNH THÌN- HỒNG ĐỨC 27 (1496) ĐỜI LÊ THÁNH TÔNG
A. TRẠNG NGUYÊN NGHIÊM VIÊN
Người làng Bồng Lai, huyện Quế Dương. Nay thuộc xã Bồng Lai, huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) đời Lê Thánh Tông.
Trước tên ông là Nghiêm Viên. Sau khi thi Đình, được Vua Lê Thánh Tông đổi cho tên là Viện và gả công chúa cho.
Giai thoại về Trạng nguyên Nghiêm Viện
Thuở thiếu thời Nghiêm Viện có tên thật là Viên, lại có tên quen gọi là Hoãn.
Khoa thi này (1496) thi Hội lấy trúng cách 43 người. Đến khi vào thi Đình, Vua Lê Thánh Tông đích thân xem mặt từng người, chỉ chọn 30 người cho dự thi Đình (trong số bị loại có Vũ Văn Uyên, thi Hội đỗ thứ hai).
Theo cuốn Văn hiến Kinh Bắc.
Năm Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) đời Lê Thánh Tông, Vua Lê Thánh Tông mở khoa thi Đình. Nghiêm Viên lều chõng ứng thi. ở khoa thi này, các quan chấm thi lấy 43 người trúng cách. Nhưng khi đưa các vị trúng cách lên điện, Hoàng đế nhìn dung mạo của các tân khoa rồi chỉ lấy đỗ 30 tiến sĩ.
Ngày thi điện, hai quyển thi của Nghiêm Viên và một tân khoa nữa có điểm số ngang nhau, xem đi xem lại thì thấy mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mời. Lê Thánh Tông phân vân không biết nên chọn ai đậu Trạng nguyên, ai đậu bảng nhãn.
Chợt nhớ đến giấc mơ đêm trước, vua nhìn thấy một con hổ ăn đầu người. Vốn là một vị nguyên suý Hội Tao đàn "Nhị thập bát tú”, rất giỏi thi thư, văn chữ, vua Lê Thánh Tông cho rằng chữ Viên (con khỉ) và chữ Hổ có nét giống nhau, âu là điềm trời báo trước chăng? Nghĩ vậy, vua bèn lấy Nghiêm Viên đậu Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Sau đó, vua cải tên cho Nghiêm Viên thành Nghiêm Viện để tránh điềm gở trong giấc mơ kia.
Lại thấy Nghiêm Viện dung mạo uy nghi, tuấn tú, vua bèn gả công chúa cho ông, đợi sau ngày Tân Trạng vinh quy bái tổ sẽ thăng quan tước.
Nhưng tiếc thay, vị Trạng nguyên trẻ tuổi, vị phò mã tài hoa chưa kịp một ngày làm quan thì đã qua đời! Nghiêm Viện chẳng may trúng độc mà chết khi ông về vinh quy bái tổ quê nhà....
Từ kinh đô cho tới dân gian, ai biết tin ấy đều ngậm ngùi thương tiếc.
B. BẢNG NHÃN NGUYỄN HUÂN (1476- ?)
Người xã Kim Đôi, huyện Vũ Ninh. Nay là thôn Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Con của Nguyễn Nhân Thiếp, anh Nguyễn Kính.
Năm 21 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) đời Lê Thánh Tông. Từ thi Hương đến thi Hội đều đỗ thủ khoa.
Làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư. Sau khi mất được truy tặng hàm Thiếu bảo.
C. THÁM HOA ĐỊNH LƯU (1479- ?)
Người thôn An Dật, huyện Thanh Lâm. Nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Năm 18 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) đời Lê Thánh Tông.
Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
Ý kiến bạn đọc