Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Thứ tư - 08/01/2025 18:33 30 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

36. KHOA QUÝ SỬU- CẢNH LỊCH 6 (1553) MẠC PHÚC NGUYÊN

A. TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN LƯỢNG THÁI (1525 - ?)
Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định. Nay là xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trú quán xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Cháu họ Tiến sĩ Nguyễn Trùng Quang).
Năm 29 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Quý Sửu”, niên hiệu Cảnh Lịch 6 (1553) đời Mạc Phúc Nguyên.
Làm quan đến chức Lễ bộ Tả thị lang, tước Địch Nham hầu.
1. Khoa thi này “1550) lấy đỗ 26 Tiến sĩ, một người (Trần Vi Nhân) gặp đại tang, không dự thi Đình. Vì vậy T. Thư chỉ ghi lấy đỗ 25 người.
2. Khoa thi này (1553) lấy đỗ 21 Tiến sĩ. Một người bị truất không được vào thi Đình (Nguyễn Thế Ninh). Vị vậy, T. Thư chỉ ghi số lấy đỗ là 20 người.
B. BẢNG NHÃN HOÀNG TUẦN (1517 - ?)
Người xã Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi. Nay là xã Thổ Hoàng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông nội của Hoàng Chân Nam (Tiến sĩ khoa Tân Mùi- 1571); Viễn tổ của Hoàng Công Chí (Tiến sĩ khoa Canh Tuất- 1670); Hoàng Công Bảo (Tiến sĩ khoa Canh Dần- 1710); Hoàng Bình Chánh (Tiến sĩ khoa Ất Mùi- 1775).
Năm 37 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch 6 (1553) đời Mạc Phúc Nguyên.
Làm quan đến chức Tham Chính.
C. THÁM HOA TRẦN VĨNH TUY (1533 - ?)
Người xã An Dật, huyện Thanh Lâm. Nay là thôn An Dật, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Năm 21 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch 6 (1553) đời Mạc Phúc Nguyên.
Khi ông giữ chức Thừa chính sứ đạo An Bang, người Minh buộc bức thư lụa ở đầu súng, giơ qua đường biên giới để trao cho ông. Ông cũng sai lính giơ cái thuẫn để nhận thư. Sứ nhà Minh khâm phục ông là người tài trí, ứng biến mau lẹ.
Sau ông được triệu về làm quan tại triều, thăng đến chức Lễ bộ Hữu thị lang.
37. KHOA BÍNH THÂN- QUANG BẢO 2 (1556) MẠC PHÚC NGUYÊN
A. TRẠNG NGUYÊN PHẠM TRẤN (1523 - ? )
Người xã Lam Cầu, huyện Gia Phúc. Nay là xã Đoàn Tùng: huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương.
Năm 34 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Bính Thìn, niên hiệu Quang Bảo 2 (1556) đời Mạc Phúc Nguyên.
(1) Khoa thi này (1556) lấy đỗ 24 Tiến sĩ.
Làm quan nhà Mạc đến chức Thừa chính sứ, kiêm Đông các đại học sĩ. Đến đời Lê Trung Hưng, ông cáo quan về nghỉ. TSTL (Tiến sĩ khoa thực lục ghi là vì có lỗi tham nhũng, bị bãi chức).
Giai thoại về Trạng nguyên Phạm Trấn
Phạm Trấn ở xã Lam Kiều, thuộc huyện Gia Phúc và Đỗ Uông ở xã Đoàn Lam, hai làng giáp với nhau. Tục truyền rằng: trong ấp ông Uông có một con nữ yêu tinh thời thường hiển hiện, tác yêu tác quái biến ảo khôn lường dân làng yểm đảo mãi vẫn vô hiệu hoá.
Về phần ông Uông lúc còn niên thiếu, một đêm đương ngồi đọc sách ở trong cửa sổ bỗng thấy phía ngoài có cánh tay thò vào. Ông đoán biết là tay con nữ yêu, sáng sớm hôm sau ông đến hỏi pháp sư cùng làng, Pháp sư bảo: “Từ nay về sau hễ thấy nó thò tay vào thì cậu lấy chỉ ngũ sắc buộc lại, tất nhiên nó không biến được.”
Uông nghe pháp sư bảo thế vội sắm sửa đợi đến canh khuya lại thấy con yêu tinh thò tay vào. Cậu liền lấy chỉ ngũ sắc buộc ngay vào song cửa sổ, tự nhiên tay nó cứng đờ, không sao rút ra được nữa, cho mãi đến lúc gần sáng. Nó đứng bên ngoài khóc lóc kêu van lớn: “Tôi thấy ông sắp trở nên đại quý, nên mới đùa bỡn thế thôi, sao mà ông nhẫn tâm như vậy".
Ông hỏi: “Vậy như tài của ta đây thi có đỗ được Trạng nguyên hay không?" Nó đáp: “Trạng nguyên thì đã về họ Phạm, còn ông chỉ đỗ thứ hai mà thôi!" Lại hỏi: “Vậy mi có vật gì thiêng liêng hãy đưa đây ta coi thử rồi ta sẽ cởi trói cho". Ông vừa hỏi xong thì thấy nó thổ ra một vật gì ở giữa bàn tay trông như viên ngọc sáng chói cả mắt. Ông liền cầm lấy bỏ ngay vào mồm nuốt chửng, rồi mới cởi trói cho nó, nó biến đi, về sau không thấy tác quái gì nữa còn ông thì cũng từ đấy về sau học một biết mười, văn chương lại càng xuất sắc, ai cũng khen tài nhả ngọc phun châu. Khi cùng tập ở các trường. ông Trấn vẫn không theo kịp.
Thế rồi năm Quang Bửu thời Mạc Phúc Nguyên (1554- 1561) gặp khoa thi Hội năm Bính Thìn, hai ông cùng 34 tuổi, là hai bạn đồng niên, đồng bảng. Đến hôm cùng vào thi đình, ông Uông nhận thấy đầu
(I). Theo bản dịch sách “Cộng dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề.
bài nào mình cũng thuộc lòng hết thảy, tin chắc phen này sẽ nắm vững giải khôi nguyên.
Còn phần ông Trấn lúc đương viết bài ở trong lều bỗng thấy thấp thoáng có hai bóng người đứng ở bên cạnh, một người tự xưng là Đông Phương Sóc, một người tự xưng là Hàn Kỳ (có bản chép là Phú Bật và Phạm Trọng Am) ghé vào bên tai đọc lên thao thao bất tuyệt, khiến ông Trấn không sao chép kịp. Thấy vậy ông Sóc bảo ông Kỳ rằng: “Chúng ta phải làm thế nào cho Uông bị ốm để giảm sức thi văn mới thắng nổi".
Thế rồi chỉ trong chớp mắt ông Uông ôm bụng kêu đau, không sao cầm được bút viết, cho mãi tới khi ông Trấn viết xong một đoạn, bấy giờ ông Uông mới khỏi, thành ra sách vở vẫn thuộc, nhưng lại không đủ thì giờ, cho nên sức văn hơi kém. Đến khi truyền lô (xướng danh) ông Trấn đỗ Trạng nguyên, ông Uông phải đứng thứ nhì lức là Bảng nhãn. ông Trấn tỏ vẻ hoan hỉ nói rằng: Phen này ta đã đè nổi Đỗ Uông làm cho ông Uông tức bực vô cùng.
Đến hôm hai người cùng về vinh quy bái tổ. Uông vẫn dõng ngựa đi ngang với Trấn, chứ không chịu nhường. Khi về đến chợ Bồng Khê, thuộc xã Hoạch Trạch người ở bên cầu thường vẫn nghe tiếng hai ông, nay thấy cùng vinh quy nên họ xin một bài thơ vịnh cầu để làm kỉ niệm.
Hai ông thấy dân sở tại xin thơ, lập tức giao hẹn với nhau rằng: chiếc cầu có hơn 10 gian, vậy khi qua được 7 gian thì phải làm xong bài thơ, thể thơ mỗi câu có một giống cầm, nếu ai xong trước thì sẽ đi trước, còn xong sau thì không được phép tranh cạnh.
Hai ông đặt điều kiện xong cùng tiến bước, chẳng ngờ ông Trấn ngồi trên lưng ngựa đọc luôn ngay được 8 câu, khiến cho ai cũng kính phục, riêng có ông Uông thì lại bảo rằng: Thơ ấy là làm sẵn từ lúc ngày thường, chứ lúc lâm thời này thì làm sao nổi, tôi chẳng chịu nhường.
Nói xong ông lại cứ đi ngang hàng. Khi về đến xã Minh Luân, trong xã có người vừa làm được ngôi nhà mới, đón đường thưa rằng: Chúng tôi mới dựng xong nhà, may gặp được hai vị qua đây, dám xin hai vị ban cho mấy câu để tăng vẻ đẹp. Ông Trấn ứng khẩu đọc luôn: "Năm năm tăng phú quý ngày ngày hưởng vinh hoa”. Ông Trấn vừa mới ngâm xong, ông Uông nói chặn ngay rằng: “Đó là những chữ tán tụng, chỉ dùng nửa câu cũng đủ can chi mà phải làm nhiều rồi ông cũng không phục.
Tới khi qua xã Đoàn Lâm sắp sửa bước qua cầu Cốc trong cầu có một cô gái tên là Loan, hai ông nghe thấy cái tên cũng đẹp, bèn thách thức nhau làm một bài thơ Đường luật quốc âm, lấy đề tài là “Cô Loan bán hàng cầu Cốc ", và hẹn mỗi câu phải ghép hai tên giống chim, hễ sang qua cầu thì thơ phải xong, mà ai xong trước thì được đi trước, chẳng ngờ lần này ông Trấn cũng lại ngồi trên mình ngựa đọc luôn tám
câu như sau:
Quai vạc đôi bên cánh phượng phong
Dở dang bán chác tựa đồ công,
Xanh là mở khép nem hồng mới.
Bạc ác phổ phanh rượu vịt nồng, (Thiếu hai câu luận).
Yến anh đón rước vừa ban tối,
Ông mổ bà bà lại quạc ông.
Nghe ông Trấn ngâm xong bài thơ trên đây, ông Uông mới giật nẩy mình nói rằng: quả thật xuất khẩu thành chương, nếu không có quỷ thần trợ lực thì làm sao nổi. Từ đây chịu nhường để cho ông Trấn đi trước chớ không đi ngang hàng nữa. Nhưng rồi về sau ông Uông lén đến Lam Kiều xem ngôi mộ tổ của nhà ông Trấn, thấy có hai gò đất ở sát hai bên, tục gọi là đống thần đồng phụ nhĩ, ông bèn chỉ vào đống đất bảo rằng: Trước đây mi thắng nổi ta mấy phen là nhờ đống đất này. Nói xong ông lấy gót chân nện vào hai đống đất ấy thế mà không biết tại sao cũng từ hôm đó ông Trấn bị chứng điếc tai, thuốc thang chạy chữa vẫn không công hiệu, về sau có người đem việc ông Uông đạp vào gò đất thần đồng mách với ông Trấn, ông bèn tố cáo lên Vua. Vua bắt ông Uông phải làm lễ tạ long thần, bấy giờ ông Trấn mới khỏi, rồi sau Triều đình có mở khoa thị Đông các, đầu đề thơ là Văn Võ Tịnh Dụng đúng thể ngũ ngôn hạn 15 vần, trong thơ ông Trấn có hai câu rằng: Xưng cao phong tự khởi, Diệt Hạng đỉnh năng giang, nghĩa là khen Cao Tổ dấy từ đất Phong, diệt Hạng quân sức hay cử đỉnh. Kỳ này ông Trấn lại được đứng hàng nhất, mà ông Uông vẫn phải thứ hai.
Nhắc lại lúc chưa đỗ đạt, có hôm hai ông cùng ngồi uống rượu, khi
đã dở say, thách nhau làm bài thơ Tửu Tán. Ông Uông đọc trước: Hữu huỳnh dụng huỳnh, cô huỳnh dụng hoả, dụng tắc hàm nghi thi vô bất khả: Có huỳnh thì uống rượu huỳnh, không huỳnh thì uống rượu hoả. uống đều say sưa gặp chăng hay chớ. Ông Trấn lại đọc tiếp rằng: Tửu hoàng tắc ẩm, tửu hoả tắc tuyệt, hữu vi thử ngôn, thiên địa nhật nguyệt. Rượu vàng thì uống, rượu hoả thì thôi ví chẳng như lời, có đất trời soi. Xem hai bài tán trên người ta nhận thấy hai ông lập chí vẫn khác nhau xa. Quả nhiên sau khi họ Mạc mất rồi, bản triều Trung hưng thì ông Uông ra làm quan trước được thăng chức Hộ bộ Thượng thư và phong sắc phúc thần, còn ông Trấn thì không chịu ra cho nên chỉ làm đến chức Thừa chính sứ mà thôi.
B. BẢNG NHÃN ĐỖ UÔNG (1532 - 1600)
Người xã Đoàn Lâm, huyện Gia Phúc. Nay thuộc xã Thanh Tùng. huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Năm 34 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Bính Thìn, niên hiệu Quang Bảo 2 (1556) đời Mạc Phúc Nguyên.
Trước đây ông làm quan nhà Mạc đến chức Lại bộ Thượng thư, Đông các đại học sĩ, tước Phúc quận công. Khi nhà Mạc mất ông quy thuận được vua Lê cho giữ chức vụ cũ, chỉ đổi tên tước là Thượng quận công. Ông hai lần được cử lên cửa Nam quan giao thiệp với sứ thần nhà Minh (1597- 1599) được thăng Thiếu bảo. khi xảy ra sự biến thuỷ quân năm Thận Đức (1600). Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê làm phản theo Mạc Kính Cung về chiếm lại Thăng Long. Trịnh Tùng phải đón vua Lê Kính Tông về Thanh Hoá. Ông không vâng lệnh đi theo, bị giết. Sau được phong phúc thần.
C. THÁM HOA NGUYỄN NGHIÊU TÁ
Người xã Châu Hộ, huyện Yên Phong. Nay thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 30 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Bính Thìn, niên hiệu Quang Bảo 2 (1556) đời Mạc Phúc Nguyên.
Làm quan đến chức Tự khanh, về trí sĩ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,293
  • Tổng lượt truy cập1,705,426
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây