Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Thứ tư - 08/01/2025 18:27 29 0

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các Triều đại phong kiến Việt Nam

32. KHOA MẬU TUẤT - ĐẠI CHÍNH 9 (1538) MẠC ĐĂNG DOANH

A . TRANG NGUYÊN GIÁP HẢI (1507 - 1586)
Người xã Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn. Nay thuộc thôn Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha của Giáp Lễ (Tiến sĩ khoa Mậu Thìn- 1568).
Năm 32 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính 9 (1538) đời Mạc Đăng Doanh.
(1) Khoa thi này (1538) lấy đỗ 36 Tiến sĩ.
Ông đã từng được cử đi sứ sang nhà Minh, văn chương lỗi lạc, khiến nhà Minh kính trọng gọi là Tuyên Phủ mà không gọi tên ông, ông có tác phẩm Tuy bang tập. Ông làm quan trải qua các chức Thượng thư, kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diễn.
Quốc dị văn lục ghi: Giáp Hải là con nuôi một gia đình giàu ở làng Dĩnh Kế. Sau khi thi đỗ Trạng nguyên, ông thấy nhà bố nuôi làm nhiều điều bất nghĩa, nên tự nghi ngờ mình có phải là con đẻ của ông ấy không? Gần đấy, có cụ huấn đạo họ Phan đã hơn 80 tuổi. Ông đến nhà, chào hỏi rồi khẽ hỏi: "Tôi tên là thế, ở nơi ấy.... kính xin cụ cứ sự thật mà chỉ bảo cho". Cụ Huấn nói: "Ba mươi năm trước, người nhà giàu kia đi buôn thuyền tận Bát Tràng. Bên cạnh nhà người đàn bà goá có một đứa con trai mặt mũi sáng sủa, nhà giàu kia bế trộm đứa bé xuống thuyền rồi đi mất. Tính đốt ngón tay, người đàn bà ấy đến nay đã gần 70 tuổi rồi". Ông cảm ơn cụ rồi về kinh đô, tìm đến đất Bát Tràng thấy một bà cụ nhà ở bờ sông. Ông nhận mặt bà cụ thật kỹ rồi về lấy gương soi mặt mình thấy giống bà cụ năm, sáu phần. ông lại đến Bát Trạng và hỏi bà rằng: “Con cháu bà có mấy người, nay bao nhiêu tuổi rồi?". Bà Ý nói: “Tôi 68 tuổi, lấy chồng là người trong làng, chẳng may mất sớm, | may tôi có thai đẻ được một con trai. Khi nó hai tuổi, bỗng một hôm tôi đi vắng, đứa bé ở nhà bị lái buôn bế đi mất không rõ tung tích nữa". Ông nói: “Thưa bà, bà còn nhớ đứa bé có vết gì trên người không?". Bà nói: “Đứa bé sau lưng có vết đỏ tròn như đồng tiền, vai trái, vai phải mỗi bên đều có hai nốt ruồi. Có người thầy tướng nói: "Đứa bé này tay phải có chữ Văn, tay trái có chữ Mẫu, sau này sẽ làm lên việc lớn". Tôi chỉ nhớ có thế thôi. Câu chuyện đến đấy, ông liền cởi áo bảo bà lão xem xem, quả có vết đỏ và nốt ruồi. Thế là chứng cớ đã rõ, lòng cảm động, mẹ con ôm nhau mà khóc. Sau đó ông rước mẹ về phụng dưỡng tuổi già.
Con trai ông là Giáp Lễ, noi theo tấm gương hiếu học của cha đã ra sức học tập, rèn luyện, nên cũng nổi tiếng văn chương một vùng.
Năm 24 tuổi, Giáp Lễ đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Sùng Khang 3 (1568) đời Mạc Mậu Hợp, làm quan đến chức Hàn lâm viện hiệu thảo.
Trạng nguyên Giáp Hải khi làm quan chính trực, thanh liêm, được nhà vua tin dùng, các bạn đồng triều kính phục, thời gian làm quan của ông trước sau 5 lần giữ chức Thượng thư,3 lần giữ chức đài ấn, ngoài 60 tuổi mới được về hưu, được phong tước Thái bảo Sách quốc
công. Lúc ông lên đường về quê trí sĩ, ông có bài thơ để lại cho bạn đồng triều như sau:
Dịch:
Ngũ thế vu tư giản thánh minh
Đồ nhiên ngoạn yết lịch sương tinh?
Xanh trì cảm vị kinh thiên lực,
Tinh bạch duy chiêu quán nhật thành. Nhất đức do tồn an tướng sớ,
Từ lưu bất tận Tống thanh minh, Kiều tùng tuế nguyệt hoa huân đán. Tượng thái bình than diệc thái bình.
Tri ngộ năm đời lượng thánh minh. Quả đà hư vị mấy sương tinh? Chống trời đâu dám khoe phần sức, Soi bóng hằng mong dãi tấc thành. Nhất đức đã dày trong sớ tấu. Từ lưu không hết chữ bái minh,
Kiều tùng năm tháng vui hôm sớm.
Cảnh thái bình thân cũng thái bình.
B . BẢNG NHÃN TRẦN TOẠI (1514 - ?)
Người xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh. Nay thuộc huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ.
Năm 25 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính 9 (1538) đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan đến chức Hàn lâm thị thư.
C. THÁM HOA HOÀNG SẦM (1512 - ?)
Người xã Thù Sơn, huyện Hiệp Hoà. Nay thuộc xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Trú quán xã Quế Trạo. Nay thuộc xóm Giếng, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Năm 27 tuổi, đỗ Hội nguyên, được ban Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ
đệ tam danh (Thám hoa) khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính 9 (1538) đời Mạc Đăng Doanh.
Làm quan đến chức Lễ bộ Tả thị lang, tước Hành Phúc bá.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay5,894
  • Tháng hiện tại28,209
  • Tổng lượt truy cập1,705,342
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây